độ

Apple sẽ đẩy mạnh sản xuất tại Việt Nam, Ấn Độ

Theo cáo báo mới nhất, Apple sẽ tập trung tăng cường sản xuất iPhone ở Việt Nam và Ấn Độ.

Theo Wall Street Journal, “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ đang có kế hoạch tăng sản lượng sản xuất iPhone bên ngoài Trung Quốc tại các địa điểm khác: Ấn Độ và Việt Nam sau những ảnh hưởng mạnh mẽ từ đại dịch Covid – 19. Công ty đã đưa vào danh sách các trang web ở hai quốc gia châu Á này và đã trao đổi với một số nhà sản xuất hợp đồng của mình về kế hoạch.

Một cửa hàng Apple Store.

Tháng trước, Apple dự báo sẽ có những vấn đề lớn hơn về nguồn cung đối với công ty khi tình hình dịch Covid-19 khiến hãng phải ngừng hoạt động sản xuất ở Trung Quốc. Báo cáo cho biết, “Nhà Táo” đã trích dẫn chính sách chống Covid nghiêm ngặt của Trung Quốc và các lý do khác cho quyết định của mình.

Chỉ mới tháng trước, Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook đã cho biết các vấn đề sản xuất của Covid ở Trung Quốc đã giảm bớt nhưng tình trạng thiếu chất bán dẫn vẫn là một vấn đề quan trọng. Ông cho biết, sự gián đoạn nguồn cung tập trung vào một hành lang ở Thượng Hải nhưng đại dịch cũng đang ảnh hưởng đến nhu cầu ở Trung Quốc.

Trong thời điểm này, những động thái của Apple được theo dõi chặt chẽ. Bất kỳ quyết định nào của công ty cũng có thể ảnh hưởng tới những nhà sản xuất Mỹ khác trong thời gian tới.

GIảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc

Năm 2021, các nhà máy tại Ấn Độ chỉ sản xuất khoảng 3,1% lượng iPhone cho Apple. Con số đó có thể tăng lên 6-7% trong năm nay. Toàn bộ phần còn lại được sản xuất tại Trung Quốc.

Ban đầu, Apple có ý định biến Ấn Độ thành “Trung Quốc thứ 2”. Tuy nhiên, điều này phải dừng lại vì các đối tác không muốn đầu tư mạnh vào quốc gia đang có nhiều xung đột về chính trị với Trung Quốc. Do đó, công ty đã chuyển hướng sang các quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có Việt Nam, hiện là nơi đặt nhiều nhà máy của Samsung.

Apple đã có nhà máy sản xuất iPhone tại Ấn Độ.

Tại cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính vào ngày 17/5 vừa qua tại Mỹ, CEO Tim Cook cho biết, Apple có mong muốn mở rộng chuỗi cung ứng ở Việt Nam, hợp tác với các doanh nghiệp trong nước. Nhà lãnh đạo cũng dự kiến tăng số lượng nhà cung cấp nội địa và nâng tỷ lệ sử dụng sản phẩm trong nước trong thời gian tới.

Nhiều năm qua, “Nhà Táo” vẫn luôn tìm cách giảm sự phụ thuộc vào chuỗi sản xuất ở Trung Quốc. Giờ đây, khi tình hình dịch Covid- 19 đã ổn định hơn, hãng sẽ đẩy mạnh kế hoạch này.

Hiện nay, hơn 90% thiết bị của Apple như iPhone, iPad và MacBook được sản xuất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu phụ thuộc quá nhiều vào quốc gia này, công ty có thể đối mặt với nhiều rủi ro do xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc.

Sở hữu thị trường lớn và hệ sinh thái phục vụ cho sản xuất lâu đời, Trung Quốc vẫn là quốc gia đi đầu trong chuỗi cung ứng cho các công ty công nghệ. Do đó, việc chuyển trọng tâm sản xuất sang Việt Nam hay Ấn Độ sẽ khó tránh khỏi nhiều khó khăn và tốn thời gian.

Đồng thời, kế hoạch này sẽ buộc công ty có trụ sở tại Cupertino phải đầu tư số tiền lớn. Trong khi đó, nền kinh tế toàn cầu đang gặp phải rất nhiều khó khăn do lạm phát, thị trường chứng khoán có nhiều biến động mạnh.

Những “đồ cổ“ vẫn được Apple rao bán trong năm 2022

Tới tận năm 2022, những sản phẩm cũ kỹ này vẫn chưa bị Apple hoàn toàn xoá sổ.

Điều thú vị là tới năm nay, chiếc Apple Watch Series 3 – ra mắt từ năm 2017 vẫn còn trên các kệ hàng, bao gồm cả thị trường Việt Nam. Trong khi đó, những chiếc iPhone X – được công bố cùng năm đã không còn được bán ra chính thức. Ngoài sản phẩm này, Apple vẫn bán những thiết bị cũ kỹ khác, khiến nhiều người khó hiểu.

Apple Watch Series 3

Apple vẫn đang bán Apple Watch Series 3. Đây là lựa chọn tốt cho những ai chưa từng sở hữu Apple Watch trước đây với giá cực hấp dẫn, chỉ còn từ 4,99 triệu đồng. Tuy nhiên, trải nghiệm người dùng nhận được với Apple Watch Series 3 vào năm 2022 không phải tốt nhất.

Apple Watch Series 3.

Không giống như Apple Watch SE – chỉ thiếu tính năng cao cấp như màn hình luôn bật và điện tâm đồ, Apple Watch Series 3 khá lỗi thời so với các tiêu chuẩn ngày nay. Màn hình của sản phẩm vẫn giống như Apple Watch đầu tiên – vuông hơn, với viền lớn và thiếu hỗ trợ một số mặt đồng hồ trên các phiên bản watchOS mới nhất.

Thêm nữa, Apple Watch Series 3 còn có một vấn đề lớn khác: chip S3 32-bit. Đây cũng là Apple Watch duy nhất hiện có vẫn dựa trên kiến ​​trúc cũ hơn, vì Apple Watch Series 4 trở lên đã có chip 64-bit. Mặc dù chiếc đồng hồ gần 5 năm tuổi vẫn chạy watchOS 8 nhưng vẫn chưa rõ liệu chúng có tồn tại trong một năm cập nhật nữa hay không.

Chưa hết, phiên bản GPS chỉ có 8GB bộ nhớ trong, khiến người dùng gặp nhiều khó khăn khi lưu trữ dữ liệu, đặc biệt là khi cố gắng cài đặt các bản cập nhật phần mềm trên đồng hồ.

iPod touch

Trước đây khá lâu, Apple phát hành iPod touch mới mỗi năm – phù hợp với iPhone. Chiếc iPod touch thế hệ thứ bảy được giới thiệu vào năm 2019 với chip A10 giống như iPhone 7 và không có thay đổi về thiết kế. Và dòng sản phẩm này đã dừng lại hoàn toàn kể từ đó.

iPod touch.

Tuy nhiên, Apple vẫn bán mẫu iPod touch này. Màn hình 4 inch với chip cũ và thời lượng pin kém khiến thiết bị không còn lý tưởng để chơi game và thậm chí còn không có Touch ID trên nút home cho Apple Pay.

Nhiều người cho rằng iPod vẫn phù hợp cho trẻ em hoặc người dùng iOS mới. Tuy nhiên, mức giá của chúng rất gây tranh cãi khi phiên bản 128GB có giá 299 USD (tương đương 6,86 triệu đồng) trong khi iPhone SE mới cũng có mức giá tương tự.

Apple TV HD

Cuối cùng, Apple TV thế hệ thứ tư, còn được gọi là Apple TV HD vẫn được “Táo Cắn Dở” rao bán. Tình huống ở đây tương tự như Apple Watch Series 3 – một sản phẩm từ 5 năm trước không mang lại trải nghiệm tốt nhất.

Apple TV HD.

Apple TV HD hiện có giá 149 USD (khoảng 3,42 triệu đồng) là hơi đắt đối với một thiết bị năm 2017 có thể bị ngừng sản xuất bất cứ lúc nào. Có lẽ Apple nên ngừng bán Apple TV HD và tập trung vào các mẫu mạnh mẽ hơn hoặc giảm giá chúng cho những người chỉ muốn sở hữu một thiết bị phát trực tuyến.

Apple bán nhưng lại không khuyến khích người dùng mua?

Thực tế, phía Apple cũng không muốn người dùng mua những sản phẩm này. Minh chứng là không có sản phẩm nào trong số này được trưng bày trong các cửa hàng. Nếu muốn có Apple Watch Series 3 hoặc iPod touch, khách hàng cần hỏi nhân viên bán hàng.

Apple biết rằng những sản phẩm này đã lỗi thời, vậy tại sao vẫn tiếp tục bán và ủng hộ chúng? Hiện các fan hâm mộ vẫn không có câu trả lời về Apple Watch Series 3 và Apple TV HD, nhưng có lẽ thương hiệu không muốn từ bỏ thương hiệu iPod, ngay cả khi đây là sản phẩm lỗi thời mà không ai quan tâm đến.

Thêm một chiếc Galaxy S “đồ cổ“ vẫn được cập nhật phần mềm

Gần đây, Samsung đang phát hành một loạt các bản cập nhật phần mềm cho nhiều smartphone lâu năm, bao gồm cả Galaxy S9 (2018).

Vào đầu tháng này, Samsung đã chuyển Galaxy S9 và Galaxy S9+ sang trạng thái hết thời gian sử dụng. Điều này đồng nghĩa với việc bản cập nhật gần đây nhất cho các thiết bị này là bản cập nhật cuối cùng.

Galaxy S9.

Tuy nhiên, vào ngày 19/4 vừa qua, một bản cập nhật phần mềm cho Galaxy S9 bất ngờ được tung ra. Cho đến nay, bản cập nhật này mới đến tay người dùng Galaxy S9 tại nhà mạng Verizon (Mỹ), sắp tới sẽ đến tay người dùng Galaxy S9 quốc tế.

Các bản cập nhật cho Galaxy S9 và Galaxy S9+ có mã số lần lượt là QP1A.190711.020.G960USQU9FVB2 và QP1A.190711.020.G965USQU9FVB2. Ghi chú cho biết các bản cập nhật đi kèm với bản vá bảo mật tháng 3/2022 và một số bản sửa lỗi.

Về mặt lý thuyết, đây sẽ là bản cập nhật cho Galaxy S9 cuối cùng. Điều này đồng nghĩa với việc dòng Galaxy S9 không còn được hỗ trợ nữa. Bản cập nhật cuối cùng là dấu hiệu cho thấy người dùng nên nâng cấp. Hiện tại, Samsung vẫn đang tiếp tục cập nhật phần mềm cho nhiều điện thoại “đồ cổ” của mình. Ví dụ gần đây nhất là Galaxy Note 9.

Vào ngày 16/2/2018, cặp Galaxy S9 và Galaxy S9+ được công bố chính thức, được nhiều chuyên gia dự đoán “bán chạy”. Tuy nhiên, sau 5 tháng, doanh số của chúng chỉ đạt khoảng 8 triệu chiếc – khá thất vọng.

Nhiều điện thoại Samsung ở Ấn Độ bị lỗi lạ

Một báo cáo mới đã gợi ý rằng một số mô hình Galaxy A và M của Samsung có thể đang bị một lỗi bí ẩn.

Dòng smartphone Galaxy A và M là một thành công lớn của Samsung khi công ty bán được hàng triệu chiếc trên toàn cầu. Tuy nhiên người dùng một số thiết bị cầm tay thuộc dòng Galaxy A và M đã tuyên bố rằng những chiếc smartphone này gặp phải một vấn đề đặc biệt khiến thiết bị của họ bị treo và tự động khởi động lại.

Cụ thể, chủ sở hữu các smartphone Galaxy M30s, M31, M31s, A50, A50s và A51 ở Ấn Độ gần đây đã đưa ra thông báo về vấn đề này.

Theo người dùng Galaxy A và M bị ảnh hưởng, thiết bị cầm tay của họ thường xuyên bị đơ và treo. Hơn nữa, các thiết bị cũng bị cản trở bởi việc tự động khởi động lại thường xuyên. Những vấn đề này gây phiền toái lớn cho người dùng, đặc biệt khi một số tuyên bố rằng thiết bị của họ cũng đã bị mắc kẹt trong vòng lặp khởi động và không vượt qua logo của Samsung khi khởi động.

Quan trọng hơn, một số người dùng đã đến các trung tâm bảo hành của Samsung và được thông báo rằng họ có thể cần phải thay thế bo mạch chủ smartphone của mình với chi phí tiêu tốt hơn 100 USD, khoảng 2,28 triệu đồng.

Được biết, dòng Galaxy M và A thường được biết đến với các sản phẩm tầm trung và khá phổ biến ở Ấn Độ. Vì vậy sẽ không bất ngờ khi nhiều người cảm thấy khó chịu trong việc thay thế bo mạch chủ với mức giá sửa chữa đắt đỏ cho vấn đề cơ bản mà Samsung chưa phát hiện ra. Hy vọng Samsung có thể thừa nhận vấn đề này và sẽ đưa ra giải pháp khắc phục, hoặc ít nhất là sửa chữa miễn phí.

Video thử thách độ bền Galaxy Z Fold 3 khiến Samfan xót xa

Mới đây, chiếc smartphone gập lại Galaxy Z Fold 3 đã được đem ra thử thách trong các bài kiểm tra độ bền.

Video “tra tấn” Galaxy Z Fold 3.

Đa số các thử nghiệm thả rơi sẽ khiến smartphone nhanh chóng bị vỡ hoặc nứt lớp kính cường lực. Vậy một chiếc điện thoại có màn hình gập lại như Samsung Galaxy Z Fold3 5G sẽ có độ bền như thế nào? Tài khoản Youtube – PhoneBuff mới đây đã tiến hành bài kiểm tra này.

Galaxy Z Fold 3.

Khung trên Galaxy Z Fold 3 được làm từ vật liệu nhôm Armor Aluminium độc quyền của Samsung, chắc chắn hơn 10% so với nhôm series 7000 thường được sử dụng trên điện thoại. Các mặt bên ngoài được phủ bằng kính cường lực Gorilla Glass Victus.

Khi gập lại, Galaxy Z Fold 3 được bảo vệ vững chãi giống như một chiếc smartphone thông thường nhờ lớp vỏ kim loại và kính. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn làm rơi khi chúng đang mở, điều này làm lộ màn hình có thể gập lại bên trong? Trên thực tế, lớp bảo vệ PET mới của màn hình cứng hơn 80% so với Galaxy Z Fold 2 nên độ bền của “siêu phẩm” này khá ổn.

Galaxy Z Fold 3 có độ bền khá tốt.

Kết quả thử nghiệm thực tế cũng cho thấy màn hình bên trong đã được bảo vệ tốt hơn rất nhiều. Theo nhóm nghiên cứu, Galaxy Z Fold 3 thậm chí còn bền hơn Galaxy S21 Ultra. Tất nhiên, chủ nhân của chúng cũng nên dùng thêm bảo vệ màn hình cho vỏ máy và ốp lưng.

Mặc dù điện thoại vẫn có thể hoạt động sau tất cả các lần thả rơi nhưng vẫn có một số hư hỏng thẩm mỹ nghiêm trọng. Người dùng vẫn nên bảo vệ màn hình tốt hơn vì chi phí thay màn hình rất đắt. Hiện tại, Galaxy Z Fold 3 đã về tới Việt Nam theo đường chính hãng, giá từ 41,99 triệu đồng (bản 256GB).

Cách đơn giản để kiểm tra iPhone đã bị “luộc đồ“ hay chưa

Khi chọn mua iPhone cũ hoặc mang máy ra sửa chữa tại cửa hàng không chính hãng, bạn luôn phải đối mặt với rủi ro bị thay thế linh kiện bên ngoài vào “dế yêu” của mình.

Thông báo

Từ iOS 13.1 trở về sau, Apple bắt đầu gửi cảnh báo đến người dùng những chiếc iPhone có linh kiện không nguyên bản. Dù những cảnh báo này chủ yếu được thể hiện trên màn hình khoá, bạn vẫn có thể vào Cài đặt > Cài đặt chung > Giới thiệu để kiểm tra.

Nếu thiết bị của bạn đã bị thay thế linh kiện không chính hãng, nó sẽ hiện một cảnh báo với nội dung: “không thể xác thực iPhone này có linh kiện Apple chính hãng”.

Tình trạng pin

Thời lượng pin giảm với tốc độ bất thường đôi lúc là dấu hiệu cho biết thiết bị của bạn đang phải làm việc vất vả hơn để bù đắp cho các linh kiện không chính hãng, vốn có hiệu năng kém hơn thông thường.

Nếu bạn mua một chiếc iPhone đã qua sử dụng thuộc các thế hệ XS, XS Max, XR trở về sau, bạn sẽ tự động nhận được cảnh báo: “Không thể xác thực iPhone này có pin Apple chính hãng”.

Bạn cũng có thể vào Cài đặt > Pin > Tình trạng pin để kiểm tra bất kỳ lúc nào muốn.

Bộ phận phát hiện chất lỏng

Cảm biến chất lỏng của Apple có màu trắng, và nó sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc hồng khi tiếp xúc với nước. Cảm biến này giúp xác định liệu chiếc điện thoại đã qua sử dụng của bạn từng bị ngấm nước trước đó hay chưa và có nguy cơ bị gỉ sét hay không.

Nếu xác định được iPhone của bạn từng bị ngấm nước, nhiều khả năng nó cũng từng được sửa chữa bởi các cửa hàng chưa được uỷ quyền chính hãng.

Giải pháp khác

Apple luôn khiến các mẫu máy cũ trở nên lỗi thời bằng cách từ chối cập nhật phần mềm cho chúng, do đó một mẫu iPhone mới sẽ là khoản đầu tư hợp lý hơn nếu bạn đang dự định sắm iPhone dùng lâu dài.

Việc nhiều người thích mua điện thoại đã qua sử dụng là điều có thể hiểu được. Một bộ phận người dùng đơn giản là thích những tính năng nhất định như jack headphone, vốn không còn trên các mẫu iPhone mới.

_x000D_
_x000D_

_x000D_
_x000D_

Nếu bạn không thể cầm thiết bị trên tay và đánh giá nó một cách kỹ lưỡng, tốt nhất hãy khoan “xuống tiền”. Có hàng tá vấn đề có thể xảy ra với những thiết bị đã qua sử dụng mà bạn chưa thể biết được cho đến khi thấy nó trực tiếp ngay trước mắt mình.

_x000D_
_x000D_

_x000D_
_x000D_

Đã qua 2 năm kể từ khi 2 chiếc smartphone nhà Apple là iPhone 11 và iPhone 11 Pro ra mắt nhưng bộ đôi này vẫn nhận được sự…

Thời trang Hi-tech – Tin Tức Công Nghệ

Google chính thức phát hành Android 10 với chế độ nền tối tiết kiệm pin

Google vừa chính thức phát hành Android 10, hệ điều hành mới nhất dành cho smartphone, tablet. Pixel và Essential Phone là những điện thoại đầu tiên được cập nhật phiên bản này.

Google chính thức phát hành Android 10 với chế độ nền tối tiết kiệm pin

Google không còn sử dụng tên món ăn để đặt cho các hệ điều hành nữa, bắt đầu từ Android 10. Android 10 bao gồm nhiều tính năng mới, trong đó có nền tối, kiểm soát bảo mật, Live Captions.

Chế độ nền tối là tính năng được chờ đợi nhất. Người dùng có thể kích hoạt trong phần cài đặt nhanh để chuyển đổi toàn bộ trình đơn hệ thống và một số ứng dụng Google như Photos và Calendar sang nền đen. Google cũng cho phép các nhà phát triển bên ngoài hỗ trợ tính năng, vì vậy theo thời gian sẽ có nhiều phần mềm có nền tối hơn.

Google lưu ý chế độ nền tối sẽ tác động lớn đến thời lượng pin của các điện thoại dùng màn hình OLED. Ngoài ra, nó được tự động kích hoạt khi bạn chuyển sang chế độ tiết kiệm pin.

Android 10 còn tích hợp Live Captions, tính năng tự động sản xuất chú thích theo thời gian thực cho bất kỳ đoạn âm thanh nào đang phát trên điện thoại, bao gồm cuộc gọi, video và podcast. Nó hoạt động ngay cả khi bạn không có kết nối mạng. Tính năng chưa hoàn hảo nhưng có tác dụng lớn.

Một số thay đổi khác bao gồm thao tác điều hướng giống với iPhone mà Google nói là thiết kế dành cho màn hình tràn viên, cập nhật bảo mật nhanh hơn, kiểm soát tốt hơn việc theo dõi địa điểm và theo dõi quảng cáo.

Về khía cạnh con người, Google giới thiệu điều khiển thông báo mới để người dùng có thể tắt một số cảnh báo và chế độ tập trung để tạm thời dừng ứng dụng gây phân tâm. Chế độ tập trung vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Theo truyền thống, Android phiên bản mới thường được cập nhật trên điện thoại Pixel của Google đầu tiên, các hãng khác sẽ đi sau. Dựa trên loại máy đang sử dụng, bạn sẽ phải chờ từ vài tuần tới vài tháng. Dù Google đã thực hiện một số thay đổi để giúp các nhà sản xuất ra bản cập nhật nhanh hơn, tốc độ nâng cấp Android vẫn là “niềm đau” của hệ sinh thái này.

Google chính thức phát hành Android 10 với chế độ nền tối tiết kiệm pin

Huawei đang thí điểm một dự án thử nghiệm hệ điều hành của Nga trong những nỗ lực tìm kiếm hệ điều hành thay thế…

Nguồn: Sưu tầm

Chat Messenger Chat Zalo
038 9999 553