phí

Giật bắn mình với cách tình phí linh kiện của Apple, que chọc SIM giá... 4 USD

Apple gần đây đã mở cửa hàng cung cấp linh kiện cho chương trình tự sửa chữa, tuy nhiên nhiều người có thể phải giật mình khi thấy cách tính phí của công ty.

Trang web cửa hàng tự sửa chữa của Apple hiện tại chỉ giới hạn các linh kiện cho dòng iPhone 12, iPhone 13 và iPhone SE thế hệ thứ ba. Đây là điều gây thất vọng bởi nhiều người ắt hẳn muốn sửa chữa iPhone cũ hơn. Ngoài ra, chương trình hiện cũng mới chỉ giới hạn tại Mỹ.

Chương trình của Apple hiện cung cấp sửa chữa cho các thành phần pin, loa dưới, máy ảnh, màn hình, khay SIM và Taptic Engine. Đáng buồn là nó không cung cấp sửa chữa cho thành phần Lightning – vốn rất quan trọng do chân cổng Lightning rất hay bị hỏng. Trong trường hợp này, Apple sẽ thay thế toàn bộ iPhone, vì vậ có thể công ty không tự tin rằng các kỹ thuật viên có thể tự thực hiện việc sửa chữa này một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Chi phí tự sửa chữa thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào lựa chọn của người dùng. Gói thay thế pin cho iPhone 13 chỉ có giá 70,99 USD, nhưng gói thay thế màn hình sẽ lên đến 269,95 USD. Người dùng cũng nhận được tiền hoàn lại cho các bộ phận ban đầu để Apple có thể sử dụng lại hoặc tái chế nó. Gói pin chỉ có giá 46,84 USD khi hoàn tiền và gói màn hình sẽ còn 236,35 USD.

Cửa hàng phục vụ tự sửa chữa cũng cung cấp các bộ phận linh tinh, như vít bảo mật với giá 0,20 USD hoặc khay SIM với giá 7,20 USD. Với việc đây là tất cả các bộ phận chính hãng của Apple, đây có thể là mức hợp lý. Điều thú vị là cửa hàng cũng bán nhiều loại dụng cụ chính thức như túi màn hình sưởi ấm để dán màn hình trở lại với mức giá khá đắt, trong độ loại bỏ màn hình có giá 256,36 USD. Người dùng có thể “xây dựng” một cửa hàng sửa chữa iPhone riêng với giá dưới 1.000 USD.

Đáng chú ý, que chọc thẻ SIM được Apple chào bán trên cửa hàng được định giá lên đến 4 USD. Trong khi đó, nếu mua que chọc SIM trên AliExpress, người dùng chỉ phải chi 2,73 USD là có thể mua được 100 chiếc.

Tin vui là người dùng không cần phải mua tất cả các công cụ này. Cửa hàng cũng cung cấp cho người dùng gói thuê bộ dụng cụ trong 7 ngày với giá 49 USD. Mỗi kiểu iPhone có một bộ công cụ khác nhau chứa tất cả các công cụ cần để thực hiện các sửa chữa có thể.

Apple cũng cung cấp hướng dẫn sửa chữa miễn phí, tuy nhiên đừng mong đợi việc sửa chữa đơn giản. May mắn là việc tự phục vụ sửa chữa sẽ không ảnh hưởng đến bảo hành miễn là người dùng không gây thêm thiệt hại cho thiết bị. Apple nói “Việc bảo hành sản phẩm của khách hàng không bị ảnh hưởng bởi tự sửa chữa, tuy nhiên, bất kỳ vấn đề hoặc thiệt hại nào do khách hàng gây ra trong quá trình sửa chữa sẽ không được Apple bảo hành”.

Chi phí sửa chữa điện thoại Galaxy sắp được giảm đến 50%

Vào tháng 3, Samsung đã công bố một chương trình tự sửa chữa cho người dùng điện thoại Galaxy thông qua sự hợp tác với iFixit.

Theo chương trình này, Samsung sẽ không chỉ khuyến khích mọi người thực hiện tự sửa chữa smartphone mà công ty còn bán các bộ phận thay thế để giúp toàn bộ quá trình cắt giảm chi phí vốn gây khó chịu cho người dùng. Đây là một thay đổi đáng hoan nghênh vì một số công ty như Samsung nổi tiếng với việc sản xuất các thành phần smartphone mà người dùng không thể thay thế được.

Ngoài chương trình tự sửa chữa này, Samsung cũng lên kế hoạch cho chương trình linh kiện tái chế được chứng nhận cho người dùng smartphone của hãng. Theo Business Korea, chương trình này dự kiến ​​sẽ được Samsung chính thức công bố vào cuối năm nay bao gồm một kế hoạch gồm hai hướng nhằm làm cho các bộ phận thay thế có giá cả phải chăng hơn nhiều so với hiện tại. Công ty đặt mục tiêu đạt được những kế hoạch này, đồng thời tạo ra tác động tích cực đến môi trường bằng cách khuyến khích các bộ phận tái chế trong sửa chữa smartphone.

Như đã biết, một số trường hợp chi phí sửa chữa smartphone sẽ rất tốn kém hơn so với việc mua một chiếc điện thoại mới, và điều này xảy ra rất nhiều với các thiết bị của Samsung. Trong những trường hợp như vậy, khách hàng thường vứt thiết bị cũ đi và mua thiết bị mới. Tuy nhiên với kế hoạch mới, đây có thể là dĩ vãng.

Các chuyên gia tại SamMobile ước tính rằng chương trình này nếu được thực hiện tốt sẽ giúp cắt giảm chi phí thay thế màn hình smartphone sử dụng bộ phận tái chế xuống còn nửa giá mua mới. Với việc Samsung đã bắt đầu triển khai chương trình tự sửa chữa của mình, việc bổ sung chương trình linh kiện tái chế được chứng nhận sẽ giúp mọi người dễ dàng tự sửa chữa hơn.

Việc Samsung ủng hộ quyền sửa chữa và quyết định đưa ra chương trình linh kiện tái chế được coi là một động thái thân thiện với người tiêu dùng. Trên thực tế, điều này có thể khiến mọi người quên rằng Samsung đã và đang tăng dần số lượng các mẫu smartphone không đi kèm cục sạc. Nhưng vẫn chưa rõ Samsung sẽ mất bao lâu để đưa sáng kiến này ra toàn cầu. Và vẫn chưa rõ các đối thủ như Apple, Xiaomi hay Oppo sẽ phản ứng ra sao với động thái vì môi trường gần đây của Samsung.

Giá bán tương đương, chi phí linh kiện iPhone 13 Pro rẻ hơn Galaxy S21+?

Samsung dường như đang tính phí dành cho dòng Galaxy S21 cao hơn so với dòng iPhone 13 mới nhất.

TechInsights đã tách rời iPhone 13 Pro 256 GB và phát hiện ra rằng không chỉ chi phí sản xuất của nó cao hơn so với người tiền nhiệm iPhone 12 Pro mà còn tốn nhiều hơn so với Galaxy S21+ của Samsung.

iPhone 13 Pro có chi phí linh kiện khoảng 570 USD.

Báo cáo cho thấy, iPhone 13 Pro có RAM LPDDR4X (6 GB) thay vì biến thể LPDDR5 mới hơn. Thoạt nhìn, iPhone 13 và 13 Pro sẽ sử dụng cùng một GPU, tuy nhiên Apple đã cho biết các mẫu tiêu chuẩn có GPU 4 lõi và các mẫu Pro có GPU 5 lõi. iPhone 13 có camera rộng kích thước điểm ảnh 1,7 µm lớn hơn iPhone 12, vốn có kích thước điểm ảnh 1,4 µm. Mẫu Pro đi kèm camera rộng với kích thước điểm ảnh 1,9 µm, tăng từ 1,4 µm trên phiên bản tiền nhiệm.

Bên trong điện thoại đi kèm chip đắt tiền hơn, bộ nhớ NAND, hệ thống màn hình và chi phí vỏ cũng tăng lên. Đó là lý do tại sao chi phí sản xuất iPhone 13 Pro có vẻ đắt hơn iPhone 12 Pro.

Dòng iPhone 13 có notch nhỏ hơn so với dòng iPhone 12 năm ngoái.

Cụ thể, các vật liệu và thành phần cần thiết để tạo nên iPhone 13 Pro có giá 570 USD. Ước tính này có thể không bao gồm các chi phí khác như phần mềm, sở hữu trí tuệ, lao động và vận chuyển.

Một chi tiết khá thú vị là Apple bán iPhone 13 Pro 256 GB với giá 1.099 USD, tức giá bán lẻ cao gấp 1,9 lần chi phí linh kiện, hay lãi 529 USD/chiếc. Trong khi đó, Galaxy S21+ 256 GB có chi phí sản xuất là 508 USD. Sản phẩm có RAM 8 GB và được chào bán ở mức giá 1.049 USD, tức lãi 541 USD/chiếc.

Samsung ăn lãi trên mỗi chiếc Galaxy S21+ nhiều hơn số tiền lãi mà Apple nhận được từ iPhone 13 Pro?

Dựa trên thông tin có trong tay, Samsung dường như đang thu được lượng lợi nhuận trên mỗi chiếc smartphone bán ra cao hơn Apple khi so sánh Galaxy S21+ và iPhone 13 Pro. Tuy nhiên, Samsung được cho là phải chi thêm nhiều chi phí cho hoạt động tiếp thị.

Chat Messenger Chat Zalo
038 9999 553