Quốc

Tại sao điện thoại Trung Quốc lại rẻ đến vậy?

Khi nghĩ đến việc mua một smartphone mới, hai cái tên xuất hiện đầu tiên trong tâm trí nhiều người là Samsung và Apple.

Hai gã khổng lồ công nghệ là những đối thủ kinh doanh lâu đời, nổi tiếng trong việc thúc đẩy đổi mới công nghệ bằng các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến của họ. Nhưng khi các thương hiệu mới của Trung Quốc tham gia vào lĩnh vực công nghệ, sự cạnh tranh đang tăng vọt hơn bao giờ hết với những thách thức, cơ hội và mối quan tâm mới xuất hiện.

Smartphone Trung Quốc rất rẻ, khiến nhiều người cảm thấy thắc mắc rằng: Làm sao họ có thể làm được điều đó? Dưới đây là sự thật đằng sau sự bùng nổ bất ngờ của các thương hiệu Trung Quốc và lý do nhiều người nên quan tâm.

Đế chế BBK Electronics

Nhiều người trong số chúng ta có thể nghe nói ít nhất về một thương hiệu trong số OnePlus, Oppo, Vivo, Realme và iQOO, đặc biệt là ở châu Á. Tất cả các thương hiệu mới nổi này đều là công ty con của BBK Electronics – một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Đông Quan do Duan Yongping thành lập. Khi tập hợp tất cả các sản phẩm thuộc công ty con của BBK, tập đoàn đa quốc gia này đã trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới vào quý 1/2021, vượt qua cả những gã khổng lồ công nghệ nổi tiếng nhất.

BBK có thể không phải là một cái tên nổi tiếng toàn cầu, nhưng các thương hiệu con của họ đang đánh dấu lãnh thổ của mình trong thế giới công nghệ. Trên thực tế, các thương hiệu con của các công ty con cũng đang trở thành các công ty độc lập hoàn toàn riêng biệt. Ví dụ, Realme là thương hiệu con trước đây của Oppo, trong khi iQOO là thương hiệu con của Vivo – đều đã trở nên độc lập. Trên lý thuyết, những công ty con này có vẻ xa cách, nhưng họ giao tiếp và cộng tác với nhau một cách chặt chẽ: chia sẻ ý tưởng, chuyên môn và chiến lược.

Nhân tài các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc

Khi nhìn vào bức tranh lớn, người dùng sẽ nhận ra thiên tài đằng sau những nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc này. Hiện nay, càng có nhiều thương hiệu con trên thị trường giao tiếp và chia sẻ nguồn lực cũng như kiến ​​thức chuyên môn với nhau thì càng dễ tránh thua lỗ. Điều này là do một thương hiệu đạt được thành công có thể khiến các thương hiệu còn lại bị thất bại.

Đây có lẽ là một trong những lý do lớn nhất dẫn đến thành công vang dội của BBK. Để hiểu cách BBK đang thay đổi ngành công nghệ, sẽ thuận tiện hơn nếu xem các thương hiệu con của họ hoạt động theo kiểu thống nhất hay như những thực thể riêng biệt. Để nhìn rõ hơn, có thời điểm tổng thị phần ba công ty con của BBK là Oppo, Vivo và Realme đạt 25%, đánh bại Samsung ở mức 22% và Apple là 17%, trong khi Xiaomi (cũng là một công ty Trung Quốc) là 14%. Ngoài ra, đừng quên thị phần của OnePlus, dù nhỏ nhưng vẫn đủ giúp BBK trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.

Nếu để ý, Xiaomi và BBK đều đi theo cùng một chiến lược khi thâm nhập thị trường: chia cắt và chinh phục. Điều tương tự cũng thấy rõ với các thương hiệu con của Xiaomi như POCO, Redmi và Black Shark do Xiaomi sở hữu một phần – tất cả đều hướng tới phục vụ một đối tượng cụ thể và một mục đích cụ thể.

Trong trường hợp các thương hiệu của BBK, Oppo và Vivo được định vị là những thương hiệu sáng tạo, tức là những thương hiệu đầu tư vào R&D và đưa ra công nghệ mới. OnePlus được định vị để cung cấp trải nghiệm smartphone cao cấp với mức giá cạnh tranh. Cuối cùng, Realme được định vị là một thương hiệu thân thiện với ngân sách cho những người mua quan tâm về giá bán.

Cách các thương hiệu Trung Quốc cạnh tranh với những gã khổng lồ công nghệ

Hầu hết các thương hiệu Trung Quốc dường như đang nhắm đến một mục tiêu rất cụ thể: bán số lượng lớn các sản phẩm đáng đồng tiền cho những người mua quan tâm đến giá thành để tạo dựng uy quyền. Trong số này, có ba yếu tố chính cần lưu ý: phục vụ khách hàng, chiến lược và thông điệp.

– Phục vụ khách hàng: người mua smartphone ngày càng thông minh hơn khi họ có các công cụ và kiến thức cần thiết để tận dụng tối đa số tiền bỏ ra, đặc biệt là thị trường châu Á siêu cạnh tranh. Đặc biệt trong số này là giá bán, vì vậy các thương hiệu Trung Quốc giảm giá để bóp nghẹt sự cạnh tranh khi họ bước vào thị trường mới.

– Chiến lược: Với dân số khổng lồ của người châu Á, các thương hiệu Trung Quốc quyết định bán thiết bị của mình với mức lợi nhuận nhỏ, nhưng số lượng lớn bán ra sẽ mang lại lợi nhuận tốt hơn. Đối với các thương hiệu ngân sách như Redmi hay Realme, thu lợi trên phần cứng không phải là mục tiêu mà thay vào đó họ kiếm lợi từ các quảng cáo tích hợp sẵn và các ứng dụng cài sẵn. Để phổ biến điện thoại của mình, họ thuê các nhân vật nổi tiếng PR thiết bị cũng như tài trợ cho các sự kiện.

– Thông điệp: một trong những lợi thế lớn nhất của việc có nhiều thương hiệu con là mỗi thương hiệu có thể sử dụng để tạo, tiếp thị và khai thác một hình ảnh thương hiệu duy nhất. Lấy OnePlus làm ví dụ. Khi mới thành lập, công ty tự định vị mình là một thương hiệu dành cho người đam mê với những khẩu hiệu hấp dẫn như Never Settle, hay Flaship Killer. Công ty đã lắng nghe phản hồi và thực hiện các thay đổi đối với các sản phẩm của mình: tất cả mang đến trải nghiệm smartphone cao cấp với mức giá tuyệt vời. Mặc dù đến nay, công ty này đã tạo ra các sản phẩm cao cấp với giá cao.

Có nên mua điện thoại thương hiệu Trung Quốc?

Thương hiệu Trung Quốc có thể không phải là lựa chọn đầu tiên của mọi người, nhưng tại một thị trường phát triển nhanh như Ấn Độ, họ đang đánh dấu lãnh thổ của mình khá nhanh chóng, nhiều đến mức họ đang loại bỏ các thương hiệu quốc tế và xóa sổ hoàn toàn sự cạnh tranh trong nước.

Vấn đề là, để sở hữu những chiếc smartphone Trung Quốc này, đặc biệt là các điện thoại bình dân, thật khó để loại bỏ phần mềm quảng cáo tích hợp sẵn và bloatware, vốn ngốn bộ nhớ và dẫn đến trải nghiệm hệ điều hành tổng thể kém hơn.

Trên hết, có một mối lo ngại ngày càng tăng trong ngành công nghệ về việc các thương hiệu Trung Quốc theo dõi người dùng của họ, như lệnh cấm Huawei năm 2019. Vì giá trị tuyệt vời mà các thương hiệu Trung Quốc đang cung cấp, đây là điều đáng xem xét nếu người dùng đang nghĩ đến việc mua hàng của họ.

iPhone 13 bất ngờ giảm giá sâu 3,6 triệu đồng tại Trung Quốc, ở Việt Nam ra sao?

Doanh số dòng iPhone 13 tại Trung Quốc được đánh giá khá ấn tượng trong thời gian qua, và mọi thứ có thể cải thiện hơn nữa nếu báo cáo mới là chính xác.

Theo GizChina, blogger công nghệ biệt danh @Kang trên Weibo mới đây đã đăng tải thông tin cho rằng Apple sẽ điều chỉnh giá bán dòng iPhone 13, với mức giảm lên đến 157 USD (3,6 triệu đồng) so với giá niêm yết hiện tại. Kết quả là, giá bán cho phiên bản Trung Quốc của mẫu iPhone 13 có thể sẽ từ 785 USD (17,96 triệu đồng).

Dòng iPhone 13 vẫn đang bán chạy.

Hiện tại vẫn chưa có thông báo chính thức nào liên quan đến đợt giảm giá đáng kể này ở Trung Quốc. Thay vào đó, việc giảm giá đang thực hiện trên nền tảng bên thứ ba là Pinduoduo. Điều này có nghĩa chưa thể xác định giá này đang được áp dụng cho mặt hàng chính hãng hay không.

Cụ thể, báo cáo nói rằng giá chính thức của iPhone 13 hiện là 785 USD trên Pinduoduo, tương đương với khoản trợ cấp 159 USD khi so sánh với giá niêm yết cho iPhone 13 phiên bản 128 GB trên JD.com là 942 USD (21,55 triệu đồng). Đáng chú ý, Pinduoduo cho biết đó là hàng thật 100%, và nếu là hàng giả, người tiêu dùng có thể được hoàn tiền đầy đủ.

Tại thị trường Việt Nam, giá cho phiên bản 128 GB của iPhone 13 hiện được nhiều cửa hàng chào bán ở mức từ 21,49 triệu đồng, giảm 3,5 triệu đồng so với giá đề xuất ban đầu là 21,99 triệu đồng. Vẫn chưa rõ liệu chương trình giảm giá iPhone 13 ở Trung Quốc có ảnh hưởng đến thị trường iPhone tại Việt Nam hay không.

Trang bán iPhone 13 giảm giá trên Pinduoduo.

Ngoài ra, nếu cần iPhone có máy quét dấu vân tay ở mặt trước, người dùng có thể chọn iPhone SE 3 – một thiết bị có màn hình nhỏ hơn nhiều so với các iPhone hiện đại. Trên JD.com, iPhone SE 3 phiên bản 64 GB đang được bán với giá 549 USD (12,5 triệu đồng), trong khi phiên bản 128 GB và 256 GB được bán với giá lần lượt là 612 USD (14 triệu đồng) và 738 USD (16,88 triệu đồng).

Top những quốc gia có nhiều người nghiện smartphone nhất

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học McGill, Canada đã đưa ra một nghiên cứu về việc sử dụng smartphone của người dùng trên thế giới từ năm 2014 đến 2020.

Trong đó, người dùng Trung Quốc đứng đầu về mức độ nghiện điện thoại di động. Bài báo nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Computers in Human Behavior. Đánh giá từ các kết quả nghiên cứu được công bố, Trung Quốc, Ả Rập Xê-út và Malaysia là ba quốc gia đứng đầu. Canada đứng thứ bảy, Nhật Bản đứng thứ 15, Mỹ đứng thứ 18 và Đức đứng thứ 24. Chỉ có hai quốc gia từ châu Phi lọt vào danh sách những quốc gia có công dân nghiện smartphone nhất là Ai Cập (9) và Nigeria (20).

Theo bài báo, đối tượng của nghiên cứu này là thanh niên, với độ tuổi trung bình là 28,8 tuổi. Hơn nữa, 60% người tham gia nghiên cứu là phụ nữ. Từ năm 2014 đến năm 2020, vấn đề của người dùng smartphone trên toàn thế giới ngày càng trở nên nghiêm trọng và xu hướng này sẽ không kết thúc sớm.

Các nhà nghiên cứu nói rằng có thể giải thích cho những điểm số khác nhau giữa các quốc gia là các chuẩn mực xã hội và kỳ vọng văn hóa. Nhiều người trong số những người dùng này có nhu cầu lấy động lực thông qua smartphone của họ. Trên thực tế, nhiều người có công việc kinh doanh và sinh kế gắn liền với smartphone.

Một tập hợp các phép so sánh đã phổ biến trên Internet một vài năm trước đây cho thấy, trong khi nhiều hành khách trên tàu điện ngầm ở một quốc gia nhất định đang đọc sách báo thì hầu hết mọi người trên tàu điện ngầm ở Trung Quốc đang nhìn vào điện thoại di động của họ. Sau đó, người ta đã làm rõ rằng quốc gia mà hành khách đọc báo chỉ có thể làm điều này vì mạng di động trong tàu điện ngầm của họ không có sẵn. Tuy nhiên, trong cùng một khu vực, sau khi thương mại hóa 5G, tình hình không khác gì ở Trung Quốc.

Lưu ý: Vì cuộc khảo sát được thực hiện giới hạn ở gần 35.000 người tại 24 quốc gia từ năm 2014 đến năm 2020, vì vậy số liệu có thể sẽ khác khi tính đến tất cả các quốc gia trên thế giới.

Top 5 quốc gia có nhiều người nghiện smartphone nhất trong khảo sát:

1. Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường smartphone lớn nhất thế giới với hơn 1,5 tỷ smartphone được bán ra vào năm 2021, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi nó đứng ở vị trí đầu tiên. Điều này là do càng nhiều người trong khu vực, lượng người dùng smartphone nhiều hơn.

2. Ả Rập Xê Út

Với tốc độ phát triển mạnh mẽ nhờ dầu mỏ ở quốc gia Trung Đông, không bất ngờ khi lượng smartphone được sử dụng ở mức cao. Ả Rập Xê Út có không dưới 21 triệu người dùng smartphone và các thương hiệu phổ biến là Apple, Huawei và Samsung.

3. Malaysia

Malaysia là một quốc gia giàu dầu mỏ khác với lượng người dùng smartphone cao. Hầu hết người dùng ở khu vực này thích smartphone Android, đặc biệt là Huawei và Samsung. Tuy nhiên, Apple có một cơ sở người dùng tốt ở Malaysia.

4. Brazil

Brazil là quốc gia thứ 4 trong danh sách và quốc gia này có sở thích sử dụng smartphone Samsung. Tuy nhiên, người dùng ở đây vẫn mua smartphone Motorola, Huawei và Apple.

5. Hàn Quốc

Hàn Quốc là quê hương của nhiều tiến bộ công nghệ, do đó tỷ lệ nghiện smartphone của họ không phải là một điều ngạc nhiên. Một số nhà sản xuất lớn như Samsung và LG đến từ Hàn Quốc. Hơn nữa, Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên thương mại hóa mạng 5G mới nhất. Quốc gia này cũng có số lượng người dùng 5G cao thứ hai trên toàn cầu, chỉ đứng sau Trung Quốc.

2 smartphone từng là lựa chọn “quốc dân“ nay vẫn là “hàng khủng“ vì vẫn mạnh và... rẻ

Xiaomi Redmi Note 7 được ví như smartphone “quốc dân” năm 2019. Vậy khi đem so sánh với iPhone 7, mẫu iPhone rất được ưa chuộng ra mắt từ 2016. Thì chiếc máy nào tốt hơn?

Thiết kế

Trong khi iPhone 7 được thiết kế bằng kim loại nguyên khối, mặt kính cong 2.5D thì Redmi Note 7 sở hữu ngôn ngữ thiết kế thời thượng hiện nay là bộ khung kim loại kết hợp với 2 mặt kính cường lực bóng bẩy và sang trọng.

Nhược điểm của hầu hết các smartphone có thiết kế mặt lưng kính đó chính là dễ bám dấu vân tay.

Nếu như Redmi Note 7 chỉ có khả năng chống nước nhẹ, thì iPhone 7 lại có thể kháng nước, kháng bụi đạt chuẩn IP 67.

Màn hình

Trong khi iPhone 7 có màn hình kích thước 4.7 inch độ phân giải 750 x 1334 Pixels, với mặt kính oleophobic (ion cường lực). Thì Redmi Note 7 sở hữu màn hình giọt nước 6.3 inch, tỷ lệ 19.5:9 độ phân giải (2340×1080 pixels), và được bảo vệ bằng kính cường lực Gorilla Glass 5 cao cấp.

Với kích thước màn hình lớn hơn, Redmi Note 7 chiếm ưu thế trước iPhone 7 khi model này mang lại trải nghiệm đã hơn khi xem phim, chơi game.

Camera

iPhone 7 chỉ được trang bị camera đơn có độ phân giải 12 MP ở mặt sau và 7 MP ở mặt trước.

Redmi Note 7 có camera kép tích hợp AI phía sau với độ phân giải 48MP + 5MP, và camera trước là 13 MP.

Tuy nhiên độ phân giải không phải là một yếu tố quyết định được một bức ảnh đẹp, là một flagship cao cấp một thời nên iPhone 7 vẫn cho chất lượng ảnh tốt hơn.

Hiệu năng

Xiaomi Redmi Note 7 có hiệu năng khá tốt khi sở hữu chip xử lý Qualcomm Snapdragon 660 + RAM 3/4/6 GB.

Nhưng nếu để đọ sức mạnh với các sản phẩm của Apple, điển hình là iPhone 7 với chip Apple A10 Fusion + RAM 2GB thì chắc chắn sẽ thua vì nền tảng iOS luôn được đánh giá mượt mà và ổn định hơn.

Tuy nhiên bù lại Redmi Note 7 có hỗ trợ thẻ nhớ mở rộng để giúp bạn có không gian lưu trữ rộng rãi hơn. Ngoài ra dung lượng pin của máy cũng cao hơn với 4000 mAh, thay vì 1960 mAh như trên iPhone 7.

Nếu bạn là một người yêu thích ngôn ngữ thiết kế mới và sự tùy biến trên hệ điều hành Android 9.0 cùng giao diện MIUI 10, hãy chọn Xiaomi Redmi Note 7.

Còn nếu bạn là một fan của Táo Khuyết, thích sự ổn định, mượt mà, sự sang chảnh mà thương hiệu Apple đem lại thì iPhone 7 là smartphone thích hợp dành cho bạn.

iPhone 7 hiện nay có giá bán từ 3,5 triệu đồng. Xiaomi Redmi Note 7 có giá bán từ 3,2 triệu đồng.

Cristiano Ronaldo vẫn xài điện thoại Trung Quốc đời cũ

Siêu sao bóng đá người Bồ Đào Nha đang thuộc biên chế CLB Manchester United tại giải Ngoại hạng Anh đã bị phát hiện sử dụng điện thoại Trung Quốc đời cũ sau khi bước xuống từ xe buýt của đội bóng này.

Những hình ảnh bắt được khi CR7 đi đến SVĐ Old Trafford của MU gần đây. Mặc dù C7 đã cố tình che đi phần lớn mặt sau điện thoại nhưng các chuyên gia đã nhận ra mẫu máy của siêu sao sinh năm 1985.

Theo chuyên gia thiết bị công nghệ Gadget Stripe, Ronaldo hiện đang sử dụng chiếc Huawei Mate 10 Porsche – một phiên bản đặc biệt của dòng Mate 10 mà Huawei ra mắt vào tháng 10/2017. Đúng như tên gọi, nó được thiết kế đặc biệt bởi Porsche – công ty chuyên sản xuất xe thể thao hạng sang đến từ Đức và là thương hiệu con của Volkswagen AG – tập đoàn ô tô hàng đầu thế giới.

Phiên bản đặc biệt và sang trọng này của Huawei Mate 10 có giá lên đến 867,37 bảng Anh, tương đương khoảng 27 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền đó không đáng là bao so với mức lương 480.000 bảng/tuần sau thuế của CR7 khi quay trở lại khoác áo MU. Ngoại trừ CR7, hiện không có cầu thủ nào ở Premier League hưởng lương cao hơn.

Được biết, nhà vô địch Euro 2016 không phải là mẫu người quá quan tâm đến những thiết bị công nghệ cao và đắt tiền. CR7 bắt đầu sử dụng Huawei Mate 10 Porsche từ tháng 12/2020 khi siêu sao này thuộc biên chế của CLB Juventus (Ý).

Samsung sắp tung Galaxy A52s 5G phiên bản “anh em“ quốc dân

Sau Galaxy A52 5G bán khá “chạy”, Samsung sẽ tung thêm chiếc Galaxy A52s 5G như một bản nâng cấp nhẹ cho người dùng tầm trung.

Theo các tin đồn mới nhất, chiếc Galaxy A52s 5G sẽ được cung cấp sức mạnh bởi chip Snapdragon 778G. Nguồn tin đến từ bài kiểm tra điểm chuẩn cho thấy con chip này hứa hẹn đem tới một sự nâng cấp lớn về hiệu suất khi so sánh với Snapdragon 750G của Galaxy A52 5G “anh em”. Nhiều khả năng, giá bán của hai chiếc Galaxy A này sẽ tương đương nhau.

Các màu sắc dự kiến của Galaxy A52s 5G.

Theo thông tin đến từ một nhà bán lẻ châu Âu, Galaxy A52s 5G sẽ có giá bán từ 450 – 500 Euro (từ 12,2 – 13,6 triệu đồng) cho phiên bản có bộ nhớ 128GB. Hiện tại, phiên bản Galaxy A52 5G đang có giá khoảng 10,99 triệu đồng tại Việt Nam (bản 128GB) nên sự chênh lệch giữa chúng là không nhiều.

Galaxy A52 5G hiện chỉ có giá 10,99 triệu đồng.

Dự kiến, chiếc Galaxy A52s 5G sẽ là một sản phẩm đáng mua hơn so với Galaxy A52 5G. Theo các nguồn tin, Galaxy A52s 5G sẽ ra mắt ở châu Âu và sẽ đến Ấn Độ vài tuần sau đó. Chiếc smartphone 5G này sẽ có các màu Xanh bạc hà Awesome, Trắng Awesome, Đen Awesome và Tím Awesome khá đẹp mắt.

Giới bảo mật cảnh báo ứng dụng ghép mặt tới từ Trung Quốc

Với công nghệ AI (trí tuệ nhận tạo) đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, hàng loạt ứng dụng giải trí cắt ghép hình ảnh, khuôn mặt đã được ra đời tuy nhiên đi cùng với đó là những mối nguy hiểm tiềm tàng.

Mới đây nhất, các chuyên gia bảo mật lại lên tiếng cảnh báo đối với ứng dụng ghép mặt của Trung Quốc

Cụ thể, ứng dụng được các chuyên gia bảo mật đưa ra cảnh báo có tên là Zao được phát triển và thuộc sở hữu của Momo Inc., một dịch vụ hẹn hò Trung Quốc giống như Tinder. Dù mới chỉ được ra mắt hôm 30-8 vừa qua thông qua kho ứng dụng AppStore nhưng ứng dụng ghép mặt Zao đã nhanh chóng đứng đầu bảng xếp hạng tải xuống miễn phí trên iOS tại Trung Quốc, tính đến ngày 1-9.

Giới bảo mật cảnh báo ứng dụng ghép mặt tới từ Trung Quốc

Hầu hết người dùng đều cho rằng đây chỉ là một ứng dụng mang tính giải trí vui vẻ khi mà chỉ cần tải lên 1 bức ảnh và sau đó có thể tự biến mình thành bất cứ ai, thậm chí là các ngôi sao mà người đó yêu mến như Marilyn Monroe, Leonardo DiCaprio hoặc Sheldon Cooper,… thông qua vài thao tác ghép mặt nhanh chóng và đơn giản trên ứng dụng Zao.

Có lẽ cũng chính vì sự thú vị mà ứng dụng Zao mang tới mà sau khi được đăng tải, nhóm phát triển ZAO cho biết các máy chủ của ZAO gần như đã bị sập vì có quá nhiều người tải xuống cùng lúc.

Tuy nhiên, giới chuyên gia lại nhìn nhận vấn đề liên quan đến nguy cơ bảo mật về quyền riêng tư rồi dữ liệu cá nhân người dùng.

Trong những yêu cầu mà nhà phát triển Zao đưa ra cho người dùng khi muốn sử dụng phần mềm đều có yêu cầu đăng nhập bằng số điện thoại và tải ảnh lên ứng dụng. Ngoài ra, ứng dụng Zao còn đòi quyền "truy cập miễn phí, vĩnh viễn và không thể hủy bỏ" tất cả các nội dung do người dùng tạo ra.

Mặc dù, sau khi những cảnh báo đầu tiên được đưa ra, nhà phát triển ứng dụng Zao đã cập nhật lại điều khiển sử dụng với lý giải yêu cầu tải hình ảnh lên chỉ nhằm mục đích cải thiện ứng dụng hoặc những thứ được người dùng đồng ý trước. Nếu người dùng xóa nội dung mình tải lên, Zao sẽ xóa nội dung đó khỏi máy chủ.

Tuy nhiên, những điều khoản đó thực sự không đủ sức đáng tin khi mà hầu hết các hãng công nghệ lớn trên thế giới như Facebook, Google hay Apple đều đưa ra. Nhưng thực tế luôn chứng minh điều ngược lại. Điều này cho thấy nguy cơ về việc dữ liệu cá nhân của người dùng bị sử dụng vào mục đích khác là hoàn toàn có thể xảy ra.

Giới bảo mật cảnh báo ứng dụng ghép mặt tới từ Trung Quốc

Không ai muốn rút khỏi thị trường khổng lồ và giàu tiềm năng như Trung Quốc, tuy nhiên, Tổng thống Trump nắm trong tay các…

Nguồn: Sưu tầm