“Táo

Những tính năng smartphone sáng tạo táo bạo được khai sáng bởi LG

Đã một năm kể từ khi LG quyết định rời khỏi mảng kinh doanh smartphone khiến nhiều người cảm thấy tiếc nuối, đặc biệt với những gì công ty này thể hiện.

Trong suốt khoảng 10 năm tham gia phát triển smartphone Android, LG chịu trách nhiệm về một số cải tiến liên quan đến điện thoại, bao gồm máy ảnh siêu rộng, chế độ video thủ công và điện thoại đầu tiên có màn hình cảm ứng điện dung. Nói như vậy, công ty Hàn Quốc cũng đứng sau một số đổi mới chưa bao giờ thành công. Hãy xem những gì sáng tạo nhất mà LG đã từng làm được trong quãng thời gian kinh doanh của mình.

Một điện thoại mô-đun

LG G5 ra mắt năm 2016 trở thành smartphone đầu tiên thoát khỏi công thức truyền thống khi có dạng mô-đun. Phần dưới của điện thoại có thể kéo ra ngoài để lộ một viên pin có thể tháo rời.

Nhưng có nhiều hơn nữa những thứ mà dạng mô-đun này mang lại không chỉ riêng việc thay pin. Người dùng có thể đặt vào khe này một tay cầm máy ảnh hay DAC Hi-Fi. Thật không may, chỉ có một số tiện ích bổ sung được phát hành kể từ khi LG G5 ra mắt trước khi LG nhanh chóng từ bỏ khái niệm này do doanh số bán hàng yếu.

Màn hình thứ hai

LG lần đầu tiên thử nghiệm màn hình thứ hai khi V10 ra mắt năm 2015 với một màn hình phụ nhỏ phía trên màn hình chính. Màn hình thứ hai này tách biệt với màn hình chính và có một số chức năng tiện dụng vào thời điểm V20 được trang bị tính năng tương tự vào năm 2016. Các chức năng này bao gồm hiển thị các shortcut ứng dụng, thông báo, mục lịch, điều khiển phương tiện, tab trình duyệt,…

Tuy nhiên, khi LG G6 ra mắt vào năm 2017, công ty Hàn Quốc đã không còn sử dụng màn hình phụ nữa mà tập trung vào tỷ lệ hiển thị màn hình 18:9. Gần đây, một số điện thoại như Xiaomi Mi 11 Ultra đã đưa màn hình phụ trở lại để giúp người dùng chụp ảnh selfie bằng camera sau.

LG sau đó đã thử nghiệm khái niệm màn hình phụ khác vào năm 2019 khi ra mắt LG V50 với vỏ màn hình kép, và dự án này tiếp tục mở rộng đến chiếc LG Wing xấu số vào cuối năm 2020.

Nút nguồn và âm lượng phía sau

Một sự đổi mới đáng nhớ khác của LG là quyết định chuyển nút nguồn và nút âm lượng ra phía sau một số điện thoại. Công ty đã ra mắt bố cục này trên LG G2 vào năm 2013, có nút chỉnh âm lượng với nút nguồn nằm giữa phím tăng và giảm âm lượng.

Đó là một ý tưởng khá tiện lợi và trở thành một nét đặc trưng của dòng G đầu tiên. LG tiếp tục cung cấp các phím âm lượng và phím nguồn gắn phía sau cho đến LG G5 khi chuyển các phím âm lượng sang một bên nhưng để lại nút nguồn ở mặt sau và thêm một máy quét dấu vân tay vào đó.

Sau đó LG G7 đã chuyển nút nguồn sang cạnh bên, tuy nhiên các nút nguồn và âm lượng được gắn phía sau vẫn là dấu ấn của LG trong nhiều năm.

Mã Knock

Khi xác thực sinh trắc học không có sẵn trên đại đa số smartphone, các OEM dựa vào tính năng mở khóa bằng hình mở khóa, mã PIN,… để giữ an toàn cho nội dung điện thoại. Nhưng LG đã có một giải pháp thay thế khá kỳ lạ dưới dạng mã Knock.

Tính năng bảo mật này cho phép người dùng mở khóa điện thoại của mình bằng cách chạm vào một số vùng nhất định trên màn hình theo trình tự. Cụ thể, người dùng phải nhấn vào các khối cụ thể trên lưới 2 x 2 trên màn hình. Không giống như các tính năng bảo mật khác, mã Knock vẫn hoạt động khi màn hình tắt.

Mã Knock của LG nhanh chóng bị che khuất sau sự nổi lên của máy quét vân tay, nhưng đó vẫn là một ý tưởng tuyệt vời vào thời điểm mà xác thực sinh trắc học không phổ biến hoặc đáng tin cậy.

Màn hình cong theo chiều dọc

Màn hình cong là điều thường thấy trên các smartphone cao cấp từ Samsung, OnePlus, Xiaomi và những hãng khác đều. Tuy nhiên, tất cả các điện thoại này đều cung cấp màn hình cong ở cạnh trái và phải. LG đã có một ý tưởng rất khác.

LG G Flex có màn hình OLED bằng nhựa với một đường cong lõm, uốn cong nhẹ từ trên xuống dưới. Điều này đã mang lại cho điện thoại một vẻ ngoài độc đáo, với việc LG sử dụng màn hình cong tương tự cho G Flex 2 và G4. Đây chủ yếu là một lựa chọn thẩm mỹ, mặc dù màn hình G Flex và G Flex 2 cũng hơi linh hoạt vì mục tiêu độ bền.

Mặc dù vậy, LG đã không giữ được công nghệ này quá lâu. Màn hình cong theo chiều dọc đã biến mất sau khi G4 ra mắt và LG sử dụng màn hình truyền thống để thay thế. Tuy nhiên, vẫn có điều gì đó để nói về sự kết hợp của màn hình cong theo chiều dọc và mặt lưng bằng da cong theo chiều ngang của LG G4 – đó là một chiếc điện thoại có vẻ ngoài tuyệt vời.

Âm thanh Quad DAC

LG đã ra mắt phần cứng âm thanh Quad DAC bên trong LG V20 năm 2016 giúp cung cấp chất lượng âm thanh vượt trội so với phần cứng DAC được thấy trong các smartphone khác, ít nhất về lý thuyết. Điều này cho phép tai nghe mang lại chất lượng âm thanh cao cấp.

Công ty Hàn Quốc đã giữ phần cứng Quad DAC trong các điện thoại hàng đầu của mình trong nhiều năm sau đó, với LG V60 là điện thoại cao cấp cuối cùng cung cấp tính năng này. Thật không may, LG Wing và LG Velvet đã bỏ lỡ. Ngoài LG, chưa thấy Quad DAC xuất hiện trên các smartphone khác. Các điện thoại khác sử dụng DAC thông thường hơn hoặc được tích hợp sẵn trong chip xử lý của chúng. Trong thực tế, DAC gần như không còn cần thiết bởi các điện thoại hàng đầu đều bỏ qua cổng 3.5mm.

Hand ID

Đến năm 2019, ngành công nghiệp smartphone đã mạnh dạn chấp nhận xác thực vân tay, mở khóa bằng khuôn mặt và nhận dạng mống mắt. Tuy nhiên, LG nhận ra rằng có một cơ hội cho một loại xác thực sinh trắc học khác hoàn toàn trên LG G8.

LG G8 đã giới thiệu công nghệ Hand ID, sử dụng camera 3D ToF và cảm biến IR ở mặt trước. Công nghệ này hứa hẹn sẽ đọc các tĩnh mạch trong lòng bàn tay của người dùng để xác minh danh tính và mở khóa điện thoại. Thật không may, quá trình mở khóa diễn ra khó khăn và chậm chạp khi người dùng từ từ hạ tay xuống điện thoại. Tệ nhất, đánh giá cho thấy tính năng này chỉ hoạt động khoảng 20% ​​thời gian. Nói cách khác, không có lý do gì để sử dụng tính năng này thay cho mở khóa bằng vân tay hoặc mở khóa bằng khuôn mặt 3D – cả hai đều nhanh hơn và chính xác hơn.

LG cũng sử dụng camera 3D ToF cho tính năng Air Motion bằng cách cho phép người dùng tương tác với điện thoại mà không cần thực sự chạm vào máy. Nhưng công nghệ này cũng phức tạp như Hand ID, yêu cầu người dùng trước tiên phải giữ tay cách xa 4 inch và sau đó thực hiện thao tác vuốt kiểu Zoidberg cách đó 6 inch.

Loa Boombox

Một trong những cải tiến gây tò mò hơn của LG là loa Boombox có trên LG G7 ThinQ. Mẫu smartphone này chỉ có một loa dưới đáy duy nhất, nhưng nó sử dụng bên trong điện thoại như một buồng cộng hưởng để tăng âm lượng khi điện thoại được đặt trên một hộp rỗng hoặc một bề mặt cứng.

Đó là một ý tưởng tuyệt vời và hoạt động hiệu quả đáng ngạc nhiên trong thực tế, mang lại sự gia tăng đáng kể về âm lượng. Tuy nhiên, loa âm thanh nổi vẫn được xem là tốt hơn cho âm thanh chất lượng cao.

Nắp sau tự phục hồi

Một chiếc điện thoại có thể tự chữa lành nghe có vẻ giống như khoa học viễn tưởng, nhưng LG đã biến ý tưởng này thành hiện thực không chỉ một lần mà hai lần với LG G Flex và LG G Flex 2. Chúng không chỉ có màn hình dẻo và thân máy có thể uốn cong ở một mức độ nhỏ mà còn có mặt lưng tự phục hồi.

Công nghệ tự phục hồi của G Flex giúp các vết xước nhẹ từ từ biến mất trong khoảng thời gian vài phút. Công nghệ này đã được cải tiến trên G Flex 2, mất dưới 30 giây để chữa lành các vết xước nhẹ. Nó không hoạt động trên các vết xước sâu và hư hỏng nhiều hơn, nhưng chắc chắn đây là một tính năng sáng tạo giúp điện thoại của LG bền bỉ hơn khi bị hao mòn.

Thật không may, công nghệ này không bắt kịp phần còn lại trong ngành khi hầu hết các công ty đã sử dụng mặt lưng polycarbonate và vỏ kính với lớp bảo vệ Gorilla Glass.

Thật tiếc khi thế giới smartphone đã đánh mất LG, vì rõ ràng công ty không ngại thử những điều mới. Chắc chắn, một số đổi mới này có thể là mánh lới quảng cáo, nhưng kết quả là chúng đã giúp thế giới smartphone trở nên thú vị hơn.

Những sản phẩm cộp mác “Nhà Táo“ khiến iFan mơ ước

Với các iFan, việc sở hữu đầy đủ bộ sưu tập các “siêu phẩm” của Apple chính là điều đáng mong ước.

Hệ sinh thái của Apple tuy khép kín nhưng lại tạo ra một cộng đồng người dùng đông đảo và trung thành. Do đó, những sản phẩm của hãng luôn mang tới trải nghiệm liền mạch, an toàn, cao cấp và được các fan hâm mộ yêu thích.

Tham khảo những gợi ý sản phẩm cộp mác “Nhà Táo” hút iFan nhất dưới đây.

1. iPhone 13 Pro Max

Giá bán từ: 32,99 triệu đồng

Đây là sản phẩm dành cho tất cả các fan hâm mộ Apple, đặc biệt là những ai thích sử dụng thiết bị cỡ lớn. iPhone 13 Pro Max là sự lựa chọn hoàn hảo cho một chiếc smartphone cao cấp nhất, mới nhất.

iPhone 13 Pro Max.

Chiếc iPhone này có bốn tuỳ chọn màu – Đen Graphite, Vàng Gold, Bạc Silver và Xanh dương Sierra Blue. Điện thoại có mặt trước bằng gốm Ceramic Shield, mặt lưng kính mờ và khung thép không gỉ nên rất chắc chắn. Tuỳ chọn bộ nhớ của máy là từ 128GB – 1TB. iPhone 13 Pro Max được cung cấp sức mạnh bởi chip A15 Bionic – bộ xử lý di động nhanh nhất hiện có. Thêm nữa, máy có xếp hạng IP68, mang tới khả năng chống nước và bụi cực tốt.

Chưa hết, iPhone 13 Pro Max còn được tích hợp màn hình Super Retina XDR OLED 6,7 inch với ProMotion, cho phép tốc độ làm mới thích ứng lên tới 120Hz; camera sau có nhiều tính năng ưu việt: chụp Chân dung ở chế độ ban đêm, Deep Fusion, Chụp ảnh Macro, ProRAW và quay video Cinematic.

2. MacBook Air 13 inch M1

Giá bán từ: 26,49 triệu đồng

So với MacBook Pro M1, chiếc MacBook Air 13 inch M1 chắc chắn có giá bán thấp hơn, thiết kế mỏng, nhẹ hơn, cũng có chip M1 cực “trâu” với tuỳ chọn 7 hoặc 8 lõi và nhiều tuỳ chọn ổ cứng. MacBook Air M1 có thiết kế tương tự như thế hệ trước. Máy có hai cổng USB C và giắc cắm tai nghe.

MacBook Air M1.

Máy Mac này hỗ trợ macOS 12 Monterey, bao gồm nhiều tính năng độc quyền của M1. Đây là lựa chọn phù hợp với sinh viên hay những người làm việc trong lĩnh vực không đòi hỏi sức mạnh tính toán.

3. Tai nghe AirPods Pro

Giá bán từ: 5,39 triệu đồng

Dù đã hơn hai năm tuổi nhưng AirPods Pro vẫn là sản phẩm yêu thích của nhiều người. Cặp tai nghe không dây này của Apple cung cấp tính năng Khử tiếng ồn Chủ động (ANC) nên có thể sử dụng ở nơi công cộng hoặc ồn ào.

Tai nghe AirPods Pro.

AirPods Pro cũng hỗ trợ Âm thanh không gian. Tính năng này khả dụng trên Apple Music và một số dịch vụ của bên thứ ba khác đồng thời cũng hoạt động với ứng dụng Apple TV. Ngoài ra, phụ kiện có khả năng chống thấm nước và mồ hôi, vì vậy người dùng có thể sử dụng khi tập luyện.

4. Đồng hồ Apple Watch Series 7

Giá bán từ: 10,99 triệu đồng

Apple Watch Series 7.

Apple Watch Series 7 có các tính năng theo dõi sức khoẻ đồng thời cũng mang lại nhiều sự kết hợp theo phong cách thời trang của chủ nhân. Các chức năng hữu ích trên chiếc đồng hồ này có thể kể đến là: đo lượng oxy trong máu, Điện tâm đồ, Thông báo nhịp tim, SOS khẩn cấp, Phát hiện ngã,…

5. iPad 9

Giá bán từ: 10,19 triệu đồng

iPad 9 với giá phải chăng đã về tới Việt Nam từ cuối năm ngoái, thiết bị phù hợp nhất cho những sinh viên không yêu cầu máy Mac. Mặc dù sức mạnh có phần hạn chế, iPadOS vẫn khiến chiếc máy tính bảng trở thành một công cụ hỗ trợ hữu ích.

iPad 9.

iPad 9 có thiết kế tương tự như các mẫu cũ: viền dày phía trước và nút home vật lý chứa máy quét Touch ID. Đây là một thiết bị mỏng, nhẹ, dễ dàng bỏ vào ba lô. iPad 9 phù hợp để sinh viên tham gia các lớp học trực tuyến, ghi chú, đọc sách điện tử, nghe podcast và xem nội dung TV. Sản phẩm có màn hình 10,2 inch hỗ trợ Apple Pencil thế hệ đầu tiên.

6. Thẻ Apple AirTag

Giá bán lẻ đề nghị: 790 nghìn đồng

Thẻ AirTag.

Với sự hỗ trợ của Find My Network, người dùng có thể tìm thấy thẻ AirTag và cùng với vật đi kèm. Đây là giải pháp hợp lý cho những người “não cá vàng”, thường xuyên quên đồ. Người dùng có thể gắn phụ kiện này vào chìa khóa, ba lô, hành lý, ví, hoặc thậm chí xe hơi. Khi mua combo 4 chiếc AirTag, giá bán của chúng chỉ còn 2,79 triệu đồng.

“Nhà Táo“ tiếp tục đứng top thương hiệu có tính phù hợp cao nhất năm 2022

Apple một lần nữa xếp đầu bảng top 10 thương hiệu tiêu dùng có tính phù hợp cao nhất trong năm thứ 7 liên tiếp.

Năm thứ 7 liên tiếp, Apple được coi là thương hiệu có tính phù hợp cao nhất với người tiêu dùng. Kết quả được công bố sau cuộc khảo sát với hơn 13.500 người tiêu dùng Mỹ về 293 thương hiệu thuộc 27 ngành hàng.

CEO Apple – Tim Cook.

Theo Prophet Brand Relevance Index (BRI) – công ty chuyên thực hiện nghiên cứu hàng năm, các thương hiệu có tính phù hợp cao nhất “tạo ra cộng đồng cho những cá nhân có chung sở thích”.

Cũng theo BRI, sau hai năm đại dịch, việc cho phép người tiêu dùng tham gia cộng đồng khi bị cô lập là một ưu tiên lớn. Các thương hiệu lớn nhất chiếm ưu thế nhờ sở hữu công nghệ, cá nhân hóa và giúp mọi người kết nối mọi người với nhau mà không cần ra khỏi nhà.

Dưới đây là top 10 thương hiệu có tính phù hợp cao nhất của năm 2022:

1. Apple

2. Peloton

3. Spotify

4. Bose

5. Android

6. Instant Pot

7. PlayStation

8. Fitbit

9. TED

10. USAA

Với riêng Apple, Brand Relevance Index chia sẻ như sau:

Là “vua” của các thương hiệu, Apple lại đứng đầu bảng xếp hạng của chúng tôi. Điều này chứng minh rằng công ty không chỉ đơn thuần cung cấp những chiếc điện thoại, đồng hồ hay tai nghe mà còn mang đến hàng triệu bài hát, trò chơi và lôi cuốn chúng ta vào hệ sinh thái luôn tràn đầy cảm hứng của hãng.

Năm 2022 sẽ là một năm “bùng nổ” của Apple với nhiều sản phẩm mới.

Đáng chú ý, Peloton và Spotify cũng góp mặt trong danh sách này – cả hai công ty hiện đang phải đối mặt với khủng hoảng. Mặc dù những rối ren gần đây nằm ngoài dự đoán của các công ty nhưng Prophet tỏ ra khá lạc quan về tương lai của tất cả các thương hiệu:

Bà Marisa Mulvihill – trưởng bộ phận thương hiệu tại Prophet cho biết: “Ngay cả khi đại dịch lắng xuống, các sở thích tương tác của người dùng sẽ không biến mất. Để luôn phù hợp với người tiêu dùng, các thương hiệu sẽ phải suy nghĩ về cách đem tới trải nghiệm cá nhân hóa và tùy chỉnh cho các khách hàng của mình”. Theo Prophet, những thương hiệu này đã mang về thành công bằng cách thu hút “cả lý trí và trái tim” người tiêu dùng.

“Táo Khuyết“ là công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới lần thứ 15

Một lần nữa, Apple lại đứng đầu danh sách Công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới, củng cố vương miện trong năm thứ 15 liên tiếp.

Cuộc khảo sát của tạp chí “Fortune” về các công ty được ngưỡng mộ nhất trên thế giới một lần nữa đặt Apple ở vị trí đầu tiên, trước Amazon và Microsoft. Điều này cho thấy, không chỉ ngành công nghệ, “Nhà Táo” luôn giành vị trí quan trọng trong các bảng xếp hạng. Fortune gọi đây là danh sách “All-Stars”, thậm chí còn nhấn mạnh Apple đứng đầu bảng xếp hạng ngành công nghiệp máy tính lần thứ 12 trong 13 năm qua.

“Táo Khuyết” tiếp tục là công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới.

Trong một thông cáo báo chí về cuộc khảo sát, Fortune cho biết: “Bảng xếp hạng ngành của chúng tôi cho thấy vị trí của mỗi thương hiệu và những đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, 15 năm thống trị của Apple trong danh sách All-Stars thực sự đáng chú ý, đặc biệt là công ty vẫn đứng đầu bảng xếp hạng ngành công nghiệp máy tính lần thứ 12 trong 13 năm qua, cho thấy rằng hãng đã gây ấn tượng mạnh với những người dùng khó tính.”

Sau Apple, Fortune xếp Amazon là công ty được ngưỡng mộ thứ hai trên thế giới, và thứ ba là Microsoft. Pfizer đứng thứ tư trong khi Walt Disney đứng thứ năm. Google, có công ty mẹ Alphabet, được xếp thứ bảy, trước công ty tài chính Berkshire Hathaway.

CEO Apple – Tim Cook.

Fortune hợp tác với công ty tư vấn quản lý Korn Ferry để đưa ra danh sách trên. Ấn phẩm bắt đầu quá trình bằng cách xếp hạng các công ty theo doanh thu, bao gồm 1.000 công ty lớn nhất của Mỹ. Cuối cùng, khoảng 3.740 giám đốc điều hành, giám đốc và nhà phân tích được yêu cầu chọn ra 10 công ty mà họ ngưỡng mộ nhất.

Hiện tại, Apple đã đứng đầu danh sách các công ty giá trị nhất trên thế giới với việc là công ty đầu tiên đạt mức vốn hóa thị trường 3.000 tỷ USD.

Sáng tạo nghệ thuật đỉnh cao chỉ với iPhone 13 Pro

Chiếc iPhone 13 Pro tiếp tục khiến iFan hoa mắt với khả năng quay phim nghệ thuật nhờ sở hữu cấu hình camera xịn và nhiều tính năng tuyệt vời.

Video Cinematic quay bởi iPhone 13 Pro.

Mới đây, Apple đã tung ba video quảng cáo iPhone mới, minh họa trải nghiệm quay video trên iPhone 13 Pro. Ba video mới này phô diễn tính năng quay video điện ảnh Cinematic, zoom quang 3x và lấy nét trong điều kiện ánh sáng yếu.

Khả năng quay video của iPhone 13 Pro rất đáng nể.

Trong video quay Cinematic, dễ thấy camera của iPhone 13 Pro có thể lấy nét cực nhanh khi ống kính di chuyển giữa các đối tượng, đồng thời khả năng xoá phông cũng rất ấn tượng.

Video phô diễn khả năng zoom quang 3x ấn tượng.

Video tiếp theo quảng cáo tiếp theo nhấn mạnh khả năng zoom 3x trên iPhone 13 Pro, hình ảnh được phóng to rất sắc nét và chân thực, không thua kém các máy quay chuyên nghiệp.

Video quay trong điều kiện ánh sáng yếu của iPhone 13 Pro.

Video quảng cáo thứ ba của iPhone 13 Pro quay cảnh trong nhà, có điều kiện ánh sáng thấp nhưng vẫn đủ chi tiết, âm thanh rõ ràng, mang lại yếu tố ma mị và tò mò tới người xem. Nhìn chung, mỗi video làm nổi bật một khía cạnh khác nhau của quay phim trên iPhone 13 Pro. Chúng đều nằm trong chuỗi video “Shot on iPhone” của “Nhà Táo”.

Sở hữu chiếc iPhone cao cấp này, người dùng có thể thoải mái sáng tạo theo ý thích của mình. Hiện tại, iPhone 13 Pro đang sẵn hàng tại Việt Nam. Giá bán của chúng từ 29,99 triệu đồng (bản 128GB).

Không phải “Nhà Táo“, Samsung đã làm được điều này trước

Mới đây, Samsung đã chính thức ra mắt modem 5G đầu tiên cho ô tô cùng với một chip, phục vụ mục đích giải trí trên xe.

Giờ đây, ngành công nghiệp ô tô đang bắt kịp smartphone về sức mạnh tính toán và khả năng kết nối. Nhờ modem mới của Samsung, các mẫu xe ô tô trong tương lai sẽ có thể kết nối với mạng 5G và đạt tốc độ tải xuống lên đến 5,1 Gbps.

Exynos Auto T5123 của Samsung là modem 5G đầu tiên được thiết kế đặc biệt cho việc sử dụng ô tô và chúng đã được sản xuất hàng loạt. Các bộ phận của ô tô có yêu cầu nghiêm ngặt về độ bền và tuổi thọ, vì vậy, các nhà sản xuất ô tô không thể chỉ sử dụng chip dành cho điện thoại thông minh.

Ảnh minh hoạ.

Thực chất, đây không chỉ là một modem bình thường. Modem này có một cặp lõi CPU lõi Cortex-A55 và có thể cung cấp dữ liệu định vị vệ tinh để điều hướng. Bằng cách phục vụ hai nhiệm vụ, chip này làm giảm tổng số chip cho xe, giúp đơn giản hóa thiết kế.

Trong khi T5123 xử lý kết nối và định vị, chip Exynos Auto V7 (8 nm) mới có thể là bộ não của thiết lập thông tin giải trí cho các loại xe từ tầm trung đến cao cấp. Chip này có thể đạt tối đa 32 GB RAM LPDDR4x (68,3 GB / s). Chip gồm tám lõi CPU Cortex-A76 tốc độ 1,5 GHz (không có lõi nhỏ) và GPU Mali-G76 với 11 lõi.

3 modem và chip mới ra mắt của Samsung.

GPU được chia thành hai cụm – 8 lõi hiển thị đồ họa cho màn hình trung tâm trên bảng điều khiển, 3 lõi còn lại dành cho màn hình trong cụm thiết bị và màn hình hiển thị AR tùy chọn. Việc tách các lõi GPU thành các cụm giúp cho chúng không có sự ảnh hưởng tới nhau.

Chip hỗ trợ tối đa bốn màn hình, vì vậy có thể phục vụ cả hành khách ở hàng ghế sau. Ngoài ra, chip còn có ba bộ xử lý âm thanh được tích hợp, có thể xuất ra một số luồng âm thanh. Thêm vào đó, chip có một NPU cho các ứng dụng AI, có thể thực hiện nhận dạng giọng nói, khuôn mặt và cử chỉ. Do đó, người dùng có thể ra lệnh bằng giọng nói hoặc xây dựng hệ thống giám sát người lái xe.

Ảnh minh hoạ về hệ thống đa màn hình trên ô tô.

Ngoài ra, V7 cũng có thể xử lý tới 12 camera để cung cấp các tính năng như chế độ xem xung quanh và hỗ trợ đỗ xe. Exynos Auto V7 đã được sản xuất hàng loạt và sẽ cung cấp năng lượng cho hệ thống thông tin giải trí trên xe thế hệ tiếp theo. Đặc biệt, chip này sẽ hỗ trợ cả Máy chủ ứng dụng trong xe (ICAS – In-Car Application Server) phiên bản 3.1 mới nhất của Volkswagen, được thiết kế bởi LG Electronics.

Con chip thứ ba và cũng là con chip cuối cùng được Samsung công bố là vi mạch quản lý năng lượng – Samsung Power IC được thiết kế đặc biệt cho Exynos Auto V7 và V9. Chip đã nhận được chứng nhận ASIl-B vào đầu năm nay. Con chip này tích hợp các biện pháp bảo vệ đối với các điều kiện có hại khác nhau – quá áp và điện áp thấp, đoản mạch, dòng điện quá dòng (over current) và tắt máy do quá nhiệt.

MacBook Air, iPhone 14 hứa hẹn làm fan “Táo khuyết“ móc ví ngay

Dòng chip M2 tiên tiến của Apple có thể ra mắt vào năm sau, được chế tạo bằng quy trình 4nm.

Hiện tại, chip Apple M1 được thiết kế bởi “gã khổng lồ” công nghệ có thể thay thế bộ vi xử lý Intel trên một số mẫu máy Mac nhất định. Được TSMC chế tạo bằng cách sử dụng quy trình 5nm, M1 có 16 tỷ bóng bán dẫn, nhiều hơn đáng kể so với 11,8 tỷ bóng bán dẫn được tìm thấy bên trong chip A14 Bionic. M1 sử dụng kiến ​​trúc của ARM, tương tự như các SoC dòng A, sử dụng trên các thiết bị như iPhone và iPad.

Apple đã chuẩn bị chip M2 cho các thiết bị năm 2022.

Trong khi một phiên bản của M1 được gọi là M1X sẽ mang lại hiệu suất cao hơn cho dòng MacBook Pro 2021, Apple được cho là đang làm việc trên phần tiếp theo của M1 – chip M2. Chip M2 sẽ được sản xuất bởi TSMC bằng cách sử dụng quy trình 4nm. Nhờ đó, chúng sẽ mạnh mẽ hơn và tiết kiệm năng lượng hơn so với “người tiền nhiệm” và theo nhà phân tích đáng tin cậy Ming-Ching Kuo của TF International, dòng chip mới sẽ được tích hợp trên MacBook Air vào giữa năm sau.

M1X và M2 đều có thể được trang bị 10 lõi CPU. M1 mang 4 lõi hiệu suất cao và 4 lõi tiết kiệm năng lượng với tổng số 8 lõi. Đối với các lõi GPU, đã có suy đoán cho rằng GPU cho M1X sẽ được trang bị tới 32 lõi. M2 dự kiến không có nhiều lõi GPU như M1X.

MacBook Air, iPhone 14 hứa hẹn làm fan “Táo khuyết“ móc ví ngay

iPad Pro 2021 đã được tích hợp chip M1.

Dự kiến, chip M2 sẽ được tung ra vào năm sau, có thể trang bị trên dòng iPad Pro 2022. Chip M1 cung cấp năng lượng cho dòng máy tính bảng iPad Pro 2021 được đánh giá cao đang là điều khiến cho chip M2 trở thành ứng cử viên sáng giá cho iPad Pro năm sau.

Hồi tháng 4, có nhiều tin đồn cho rằng M2 đã bắt đầu được sản xuất hàng loạt và con chip này sẽ bắt đầu xuất xưởng vào tháng 7. Tuy nhiên, phía “Nhà Táo” vẫn khá bí mật về thông số kỹ thuật của M1X và M2.

Theo dự đoán, dòng iPhone 13 mới sẽ được cung cấp sức mạnh bởi chip A15 Bionic, do TSMC sản xuất dưới quy trình 5nm cải tiến của hãng. Một lần nữa, M2 có thể là chip 4nm đầu tiên được sử dụng trên các thiết bị của Apple vào năm tới. Trong khi đó, dòng iPhone 14 sẽ dùng chip A16 Bionic được sản xuất trên quy trình 3nm.

Máy bay không người lái tạo mưa ở Dubai như thế nào?

Chống chọi với cái nóng không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng ở những nơi như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nơi nhiệt độ có thể lên đến 50 độ C vào những thời điểm nhất định trong năm.

Ở UAE – cụ thể là ở Dubai – các nhà khoa học đã bắt đầu giải quyết nhiệt độ cao bằng cách tạo mưa của chính họ. Vanguard đưa tin, Dubai hiện đang sử dụng máy bay không người lái bay về phía những đám mây và phóng điện để tạo ra mưa. Các điện tích làm cho các đám mây tập hợp lại với nhau để tạo ra mưa.

Những chiếc máy bay không người lái đã giúp tạo ra mưa cho UAE.

Công nghệ này được gọi là “gieo hạt trên mây” và được sử dụng để giúp tăng lượng mưa hàng năm. Dự án trị giá 15 triệu USD đối với kỹ thuật này đang được UAE triển khai giúp tạo ra mưa cho đất nước. Công nghệ này được tạo ra bởi các chuyên gia tại Đại học Reading ở Anh.

Giáo sư Maarten Ambaum, người làm việc trong dự án, cho biết UAE hiện có đủ mây để tạo điều kiện cho phép mưa. Ông nói: “Khi các giọt hợp nhất và đủ lớn, chúng sẽ rơi như mưa”.

UAE cũng đang xem xét các phương pháp bảo quản lượng mưa rơi xuống đất, thay vì để nó bay hơi. Hiện tại, quốc gia này đang có khoảng 130 đập và đê với dung tích chứa 120 triệu mét khối nước.

Giám đốc điều hành NCMS Abdulla al-Mandoos cho biết các nghiên cứu đang được chuẩn bị để lập kế hoạch xây dựng thêm các đập và bảo vệ nước, với mục đích hướng mưa “từ đám mây xuống tầng chứa nước”. Ông nói thêm “Chúng tôi không muốn lãng phí một giọt nước nào”.

Chat Messenger Chat Zalo
038 9999 553