toán

Video toàn cảnh iPhone 14 Pro, iPhone 14 Pro Max quá đẹp, không thể rời mắt

Từng chi tiết nhỏ trong thiết kế của cặp iPhone 14 Pro năm nay đều thể hiện ý đồ của nhà sản xuất.

Video concept iPhone 14 Pro, iPhone 14 Pro Max.

Sự chú ý của công chúng nói chung và iFan nói riêng với dòng iPhone năm nay chủ yếu tập trung vào bộ đôi iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max. Chúng sẽ được Apple tích hợp nhiều tính năng cao cấp hơn, thay đổi thiết kế cũng như phần cứng xịn sò hơn. Tất cả đều lý giải cho giá bán cao hơn của chúng.

Concept iPhone 14 Pro màu tím.

Hiện tại, 2 sản phẩm này là nguồn cảm hứng tạo nên các video concept trên mạng xã hội YouTube. Video concept mới nhất đến từ kênh Tech Blood đã lột tả những nét chính trên cặp iPhone Pro cao cấp này: kết nối vệ tinh, vết cắt màn hình chữ “i” – ký tự trong chữ “iPhone”, phiên bản màu tím huyền thoại cũng như chip A16 Bionic mới nhất và độ lồi cụm camera sau đã được giảm xuống.

Các tuỳ chọn màu của iPhone 14 Pro.

Ngoài ra, video cũng hé lộ các phiên bản màu cao cấp của chúng gồm: Đen, Trắng, Vàng Hồng, Cam, Xanh dương và Xanh lục. Một chi tiết đáng chú ý khác là iPhone sẽ chuyển hoàn toàn sang kết nối eSIM, bộ nhớ trong có thể nâng lên tới 2TB!

Cặp iPhone 14 Pro sẽ có kết nối vệ tinh?

Trong video không nêu rõ kích cỡ màn hình hay độ phân giải camera sau của máy nhưng cũng cho thấy ống kính sẽ có nhiều nâng cấp đáng kể.

iPhone toàn màn hình sẽ xuất hiện trong tương lai không xa.

Cuối cùng, vết cắt hình chữ “i” của cặp iPhone 14 Pro năm nay được xem là tiền đề để Apple loại bỏ dần các vết cắt trên màn hình. Từ đó, hãng có thể tiến đến iPhone toàn màn hình thực sự – có thể xuất hiện vào năm sau.

Vết cắt hình chữ “i” chính là ký tự trong iPhone?

Rõ ràng, những video concept hiện tại mới chỉ là ý tưởng của các nhà sáng tạo. Chúng khiến cho fan hâm mộ thêm phần phấn khích khi chờ đợi sản phẩm của “Táo Khuyết” trong khoảng 4 tháng nữa. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thêm thông tin về dòng iPhone 14 trong các tin bài tiếp theo.

iPhone đứng ngoài tình trạng thiếu chip toàn cầu?

Theo nghiên cứu mới đây, tình trạng thiếu chip toàn cầu ảnh hưởng đến iPhone của Apple ít hơn so với các thương hiệu khác.

Cụ thể, ổ chức nghiên cứu Counterpoint Research đã hạ thấp ước tính về doanh số smartphone toàn cầu trong năm nay. Ban đầu, dòng sản phẩm này được dự tính đạt 1,45 tỷ chiếc vào năm 2021 với mức tăng 9% so với năm ngoái. Tuy nhiên, tình trạng thiếu chip đã khiến Counterpoint đã cắt giảm xuống còn 1,41 tỷ đơn vị với tốc độ tăng trưởng 6% so với năm 2020. Sự thiếu hụt chất bán dẫn bắt đầu trở thành một vấn đề trong quý 4 năm ngoái và tới nay chưa được cải thiện.

iPhone 13 Pro.

Lượng chip tồn kho của các nhà sản xuất đang chạm đáy và trong quý 2 vừa qua, nhiều công ty cho biết chỉ nhận được 80% số lượng linh kiện được đặt hàng. Tình trạng trở nên xấu hơn khi quý 3 vừa qua, các công ty chỉ nhận được 70% số lượng linh kiện được đặt hàng.

90% ngành công nghiệp điện thoại thông minh bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu chip

Counterpoint Research tuyên bố, 90% ngành công nghiệp smartphone bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt. Mặc dù các thành phần như DDI – Display Driver IC và PMIC (power management integrated circuits) đang thiếu nguồn cung nhưng việc lên kế hoạch dự trữ đã giúp ngành công nghiệp tiếp tục phát triển. Ngoài ra, việc tích trữ Bộ xử lý ứng dụng (AP – Application Processors) và cảm biến camera đã cho phép các nhà sản xuất tiếp tục duy trì.

Tom Kang, Giám đốc Nghiên cứu tại Counterpoint Research cho biết, “sự thiếu hụt chất bán dẫn ảnh hưởng đến tất cả các thương hiệu trong hệ sinh thái. Samsung, Oppo, Xiaomi đều đã bị ảnh hưởng và chúng tôi đang hạ dự báo của mình. Nhưng Apple là hãng có khả năng phục hồi tốt nhất và ít bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu AP. ” Tuy nhiên, phía Counterpoint không giải thích lý do cho điều này.

Doanh số smartphone toàn cầu trong năm 2021 sẽ giảm so với dự kiến.

Là khách hàng lớn nhất của xưởng đúc lớn nhất thế giới, Apple chắc chắn được TSMC đối xử đặc biệt. Ví dụ, bắt đầu từ tháng 1, TSMC đã tăng 20% giá chip nhưng chỉ tăng 3% cho Apple. Apple chiếm tới hơn 20% doanh thu của TSMC nhưng chưa đến 20% lợi nhuận.

Theo thông báo của TSMC vài tuần trước, chip A16 Bionic của iPhone 14 2022 sẽ được sản xuất bằng bởi quy trình 4nm và nếu các vấn đề liên quan đến độ phức tạp của quy trình 3nm được giải quyết kịp thời, A17 Bionic trong iPhone 15 có thể là chip 3nm đầu tiên trên smartphone.

Năm nay, chip A15 Bionic trên “gia đình” iPhone 13 có rất ít cải tiến so với A14 Bionic do nhiều kỹ sư từ các đơn vị thiết kế của Apple rời công ty. Số lượng bóng bán dẫn trên A15 Bionic đã tăng 27% lên 15 tỷ so với 11,8 tỷ trên A14 Bionic và 8,5 tỷ trên A13 Bionic.

Doanh thu iPad và MacBook bị ảnh hưởng

Trong khi iPhone ít bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt chip, Apple đã thừa nhận doanh số iPad và MacBook cũng bị ảnh hưởng trong quý 2. Trong bản báo cáo thu nhập quý 2, CEO “Nhà Táo” – Tim Cook khẳng định: “Sự thiếu hụt chủ yếu ảnh hưởng đến Mac và iPad. Dự kiến, mức suy giảm doanh thu có thể lên tới từ 3 – 4 tỷ USD.”

Trong khi các nhà sản xuất khác phải điều chỉnh lịch trình ra mắt sản phẩm do thiếu chip, Google cũng buộc phải hạn chế việc tung ra Pixel 5a tầm trung ở Mỹ và Nhật Bản. Hiện giới công nghệ không rõ liệu Google có phải trì hoãn việc phát hành dòng Pixel 6 cao cấp hay không.

Toàn cảnh về thiết kế Galaxy S22, đẹp hơn cả iPhone 13

Thiết kế dòng Galaxy S22 mới đã được hé lộ với chiều cao ngắn hơn, mỏng hơn, đặc biệt là gần như “không viền”.

Video concept Galaxy S22+.

Cách đây vài ngày, nguồn tin đến từ chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử Hàn Quốc – Lanzuk đã tiết lộ thông tin về việc Samsung đang phát triển dòng Galaxy với diện mạo “toàn màn hình”. Hãng sẽ làm điều này bằng cách thu nhỏ hơn nữa viền màn hình đang có trên loạt Galaxy S21.

Khái niệm Galaxy S22+.

Nguồn tin cho hay, Cấu trúc giảm viền (BRS – Border Reduction Structure) sẽ được Samsung sử dụng cho Galaxy Tab S8 Ultra sắp tới và sau đó là cho các smartphone vào nửa cuối năm sau, loại trừ các mẫu Galaxy S22.

Mặt khác, thông tin đến từ Ice Universe khẳng định công ty sẽ có “phong cách thiết kế” dòng Galaxy S22 mới với sự thay đổi tỷ lệ khung hình từ 20: 9 sang 19,3: 9, rộng hơn một chút, giúp cải thiện màn hình so với thân máy.

Thiết kế, màn hình, kích thước và trọng lượng dòng Galaxy S22

“Cấu trúc giảm viền” hiện mới chỉ nêu lên những thay đổi về ngoại hình của dòng Galaxy S22 so với loạt Galaxy S21. Đầu tiên, thiết kế mặt sau của chúng hầu như vẫn được giữ nguyên.

Galaxy S22 2022 sẽ ngắn và có viền mỏng hơn.

Cặp Galaxy S22 và Galaxy S22 + sẽ sử dụng cảm biến chính 50MP GN5 mới, lớn hơn của Samsung với các ống kính lớn hơn. Thiết kế này đã được mô tả trong loạt hình ảnh khái niệm của LetsGoDigital.

Nguồn tin đến từ “các nhà sản xuất bộ phận liên quan” cũng xác nhận những thay đổi lớn đến ở mặt trước: “viền bezel sẽ trở nên mỏng hơn” và tỷ lệ khung hình 19,3: 9 mới, khiến cho “chiều dài tổng thể bị giảm”, smartphone sẽ ngắn hơn và rộng hơn.

Nguồn tin Lanzuk dự đoán một số thông tin về Galaxy S22 và Galaxy S22 +:

● Galaxy S22: Màn hình 6,1 inch; độ dày 7,6mm; pin 3700mAh

● Galaxy S22+: Màn hình 6,5 inch; độ dày 7,6mm; pin 4500mAh

Với thông số này, chúng sẽ có tỷ lệ màn hình so với thân máy tốt hơn so với người tiền nhiệm. Theo các hình ảnh khái niệm, thế hệ Galaxy S22 năm sau sẽ có thêm hai màu mới: xanh dương và hồng cam. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ chúng có phải là các phiên bản độc quyền cho những người đặt hàng từ trang web của Samsung hay không.

Camera trên thế hệ Galaxy S năm sau sẽ được nâng cấp.

Kết hợp tất cả các tin đồn về Galaxy S22, Galaxy S22 + và Galaxy S22 Ultra, chúng đang hình thành nên một bản nâng cấp đủ để khiến thị trường mục tiêu “lên đời”, đặc biệt là những chủ sở hữu mẫu Galaxy S20 thực hiện bước nhảy vọt.

Theo đó, các phiên bản Galaxy S22 sẽ trông đẹp hơn, có cảm biến camera mới hơn và bộ vi xử lý Snapdragon/ Exynos nhanh hơn. Chưa kể, một số trong số chúng thậm chí có thể tích hợp hệ thống đồ họa phụ do AMD thiết kế.

Các phiên bản màu dự kiến của dòng Galaxy S22.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thêm thông tin mới nhất về loạt Galaxy S22 trong các tin bài tiếp theo. Mời quý độc giả đón đọc.

iPhone không an toàn như nhiều người tưởng

Thực tế, iPhone không hề an toàn và vụ hack Pegasus mới đây đã chứng minh điều đó!

Thời gian gần đây, Giám đốc điều hành Apple – Tim Cook đã nhiều lần lên tiếng ca ngợi các ưu điểm về quyền riêng tư và bảo mật của phần mềm iOS, đặc biệt nhấn mạnh sản phẩm phổ biến nhất của mình – iPhone.

Trước vụ bê bối của Facebook cách đây không lâu, Tim Cook đã được mời đến cuộc phỏng vấn, khi được hỏi sẽ làm gì nếu anh là Mark Zuckerberg vào thời điểm đó, Tim Cook nhanh chóng trả lời: “Tôi sẽ không bao giờ ở trong tình huống này.” Thậm chí, nhà lãnh đạo này bày tỏ rõ quan điểm: “Chúng tôi có thể kiếm được rất nhiều tiền nếu bán dữ liệu khách hàng. Nhưng chúng tôi đã quyết định không làm điều đó.”

iPhone không an toàn như nhiều người tưởng - 2

iPhone 12 và iPhone 11.

Không chỉ vậy, Apple còn tự hào về việc cung cấp phần mềm bảo mật, khiến các phần mềm độc hại hoặc vi rút khó xâm nhập và một nền tảng giao tiếp an toàn như iMessage đã được mã hóa đầu cuối (end-to-end). Ngay cả FBI cũng đã gặp phải khó khăn lớn khi Apple từ chối mở khóa iPhone và trích xuất lịch sử nhắn tin của kẻ xả súng ở San Bernardino.

iPhone an toàn đến mức nào?

Vì những lý do đã đề cập ở trên và các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư hoặc bảo mật tích hợp, iPhone được xem là mạnh mẽ hơn so với điện thoại Android thông thường. Nhưng thực tế, ngay cả với iPhone, vẫn có những vết nứt trong hệ thống từ các nhà lập pháp lý hay các nhà quản lý an ninh mạng.

Hôm Chủ nhật vừa qua, tin tức về phần mềm gián điệp NSO Pegasus của công ty Israel, được cho là giúp thực thi pháp luật – theo dõi tội phạm đã được cài vào điện thoại của những người bất đồng chính kiến, các nhân vật chống đối chính phủ, những người ủng hộ nhân quyền và các nhà báo trên toàn cầu đã khiến tất cả bất ngờ về độ bảo mật của iPhone.

Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), phần mềm gián điệp Pegasus vẫn có thể được cài đặt trên iPhone ngay cả khi người dùng không nhấp vào liên kết. Báo cáo về phương pháp này đã lật tẩy tuyên bố của NSO rằng sản phẩm phần mềm gián điệp của hãng được sử dụng riêng để “điều tra khủng bố và tội phạm”.

Ảnh minh họa.

Tổ chức Ân xá đã tìm thấy “dấu vết pháp y để lại trên các thiết bị iOS và Android chứa phần mềm gián điệp Pegasus”, bao gồm cả điện thoại của các nhà bảo vệ nhân quyền và nhà báo. Bất ngờ là, ngay cả những cá nhân được nhắm mục tiêu có iPhone cũng không an toàn trước các cuộc tấn công “không nhấp chuột” (zero click) – không cần người dùng nhập liệu. Những người này thậm chí có thể không biết mình đang chạy phần mềm gián điệp mặc dù đã thực hiện đủ các biện pháp an ninh và không nhấp vào bất kỳ liên kết đáng ngờ nào.

Báo cáo về phương pháp pháp y của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết: “Gần đây nhất, một cuộc tấn công” không nhấp chuột ” đã thành công xâm nhập và khai thác thông tin nhiều ngày một chiếc iPhone 12 (đã được cập nhật các bản vá bảo mật) chạy iOS 14.6 vào tháng 7/2021″. Nói cách khác, iPhone không hề an toàn.

Các thiết bị hoặc phần mềm hack điện thoại này đã phần nào trở thành một ngành công nghiệp nhỏ ở Israel, nơi mà tình báo và các ứng dụng không hề có ranh giới. Vì thế, có thể NSO Group đã tạo ra một chiếc iPhone tinh vi như vậy và hack nền tảng Android.

Thậm chí, có nguồn tin cho rằng một công ty khác của Israel có thể đã ứng dụng công nghệ Cellebrite khét tiếng vào các cơ quan thực thi pháp luật ở Mỹ để xâm nhập dữ liệu trái phép. Trong bản cập nhật iOS sắp tới, Apple có thể sẽ vẫn để lọt phần mềm gián điệp Pegasus được cài đặt trên iPhone…

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Không ai an toàn một mình trong thế giới mạng"

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, bảo đảm an toàn thông tin mạng đồng nghĩa với xây đắp cho tương lai thịnh vượng của đất nước.

"Đảm bảo cho Việt Nam an toàn trong không gian mạng và cách mạng số là sứ mệnh của mọi cơ quan, tổ chức và toàn thể cộng đồng CNTT Việt Nam. Đặc biệt, hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng cho Việt Nam phải là "Make in Vietnam"", đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trong khuôn khổ Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm 2019 với chủ đề "Nâng tầm an toàn, an ninh mạng quốc gia trong kỷ nguyên số".

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thế giới và Việt Nam đã và đang bước vào không gian mạng với cuộc cách mạng số, trong đó có nhiều thách thức và cơ hội song hành. Không gian mạng là một không gian hoàn toàn mới, cứ mỗi giây lại có khoảng 108 cuộc tấn công mạng và 32 mã độc mới được tạo ra. Trên không gian mạng, các quốc gia phải đối mặt với những thách thức giống nhau, vì vậy đây là lúc để một thế giới sát cánh bên nhau.

"Không gian mạng là tương lai thịnh vượng của chúng ta. Bảo đảm an toàn, an ninh không gian mạng đồng nghĩa với xây đắp cho tương lai, giúp đất nước thịnh vượng hơn. An toàn, an ninh mạng là điều kiện cơ bản, yếu tố sống còn cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số", Bộ trưởng Bộ TT&TT nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng:

Hệ thống Chia sẻ và Giám sát An toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử. (Ảnh: Cục An toàn thông tin)

Bộ trưởng nhận định: Nếu như trước đây, chúng ta đẩy mạnh triển khai ứng dụng và phát triển CNTT trước; thì giờ đây, ứng dụng và phát triển CNTT phải song hành cùng an toàn, an ninh mạng. Trong mọi dự án CNTT đều phải có cấu phần an toàn, an ninh mạng như một cấu phần bắt buộc. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: Tỉ lệ chi cho an toàn, an ninh mạng tối thiểu là 10% tổng kinh phí chi cho CNTT. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, tỉ lệ này đang ở mức dưới 5%.

Hơn nữa, nếu như trước đây khi xảy ra ra sự cố thì chúng ta cố gắng giữ kín để càng ít người biết càng tốt; thì giờ đây, chúng ta phải hiểu rằng: Không ai an toàn một mình trong thế giới mạng. Càng chia sẻ, chúng ta càng an toàn. Không chia sẻ thì sau chúng ta lại sẽ là một ai đấy nữa bị tấn công tương tự, và sau đó lại là một người tiếp theo, và cứ như vậy.

"Mức độ bảo đảm an toàn, an ninh mạng của một cơ quan, tổ chức không phải nằm ở việc cơ quan, tổ chức đó có bị tấn công hay không? Mà nằm ở cách thức cơ quan, tổ chức đó phản ứng như thế nào sau khi bị tấn công?".

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng

"Nếu như trước đây, khi đầu tư, chúng ta thường chú trọng đầu tư cho giải pháp, thiết bị mà ít chú trọng đến con người, quy trình; thì giờ đây, con người là quan trọng nhất, sau đó đến quy trình, rồi mới đến giải pháp, thiết bị. Mỗi cơ quan, tổ chức cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý, cân đối cả 3 yếu tố này", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gợi ý cho các doanh nghiệp.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, Việt Nam cần phải làm chủ công nghệ để bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Cơ quan, tổ chức nhà nước phòng, chống tấn công mạng, ưu tiên sử dụng các sản phẩm “Make in Vietnam”. Tới đây, Bộ TT&TT sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho các doanh nghiệp tiên phong nhằm phát triển Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

Công nghệ nào là lời giải cho bài toán màn hình tràn viền trên smartphone?

Sự xuất hiện của thiết kế camera selfie trồi lên khi dùng và ẩn đi sau đó giúp các mẫu smartphone mới duy trì đầy đủ các tính năng, đồng thời gia tăng trải nghiệm với màn hình chiếm trọn vẹn mặt trước.

Màn hình điện thoại đã biến đổi thế nào?

Sự phát triển của điện thoại có thể gói gọn xung quanh những thay đổi về màn hình của nó. Cách đây vài chục năm, những chiếc điện thoại to đúng nghĩa như “cục gạch” và màn hình chỉ có một dòng để hiển thị số gọi đến, gọi đi. Từng bước, điện thoại được nâng cấp với màn hình lớn hơn, có khả năng hiển thị màu sắc nhằm mở rộng các tính năng chứ không còn đơn thuần chỉ để nghe gọi.

Công nghệ nào là lời giải cho bài toán màn hình tràn viền trên smartphone?

Màn hình là một yếu tố quan trọng khi người dùng chọn mua smartphone.

Từ những thiết bị có màn hình ở nửa trên và bàn phím số T9 ở dưới, các nhà sản xuất sáng tạo ra các mẫu mới với thiết kế nắp gập hay nắp trượt. Không chỉ để tạo sự khác biệt, những thiết kế này còn nhằm tăng kích thước màn hình điện thoại mà không làm nó quá cồng kềnh. Cuộc đua về các giải pháp tối ưu khả năng hiển thị manh nha từ đây nhưng chưa tạo thành xu hướng rõ rệt.

Khi smartphone với màn hình cảm ứng xuất hiện, cuộc đua tăng kích thước chính thức trở nên sôi động bởi các nhà sản xuất thấy rằng nó ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm của người dùng. Từ màn hình khoảng 3 inche, mỗi hãng cố ngắng nhích thêm 0,1 inch để rồi chẳng mấy chốc điện thoại màn hình trên 6 inch trở thành phổ biến. Đạt tới giới hạn này, việc chỉ tăng kích thước màn hình sẽ gây ra tác dụng phụ khi tay người không còn cầm vừa.

Bài toán smartphone màn hình tràn viền

Vài năm gần đây, các hãng điện thoại không còn đua nhau làm màn hình to hơn mà chuyển sang tối ưu để với cùng kích thước màn hình đó máy lại gọn nhất, hiển thị nhiều thông tin nhất cho người dùng. Tiêu biểu là xu hướng màn hình “tai thỏ” mà nhiều nhà sản xuất áp dụng từ 2017, thiết kế “giọt nước” hay màn hình “đục lỗ” trên các mẫu smartphone Samsung, Huawei mới.

Dù có tối ưu bằng cách nào, các hãng vẫn phải giữ lại camera selfie -  thành phần không thể thiếu trên smartphone. Điều này tiếp tục thách thức các nhà sản xuất tìm lời giải để làm sao điện thoại thông minh vẫn có camera selfie chụp ảnh đẹp nhưng nó không chiếm không gian mặt trước. Sự xuất hiện của Xiaomi Mi Mix 3, Honor Magic 2 hay Lenovo Z5 Pro đánh dấu sự khởi đầu mới với thiết kế camera trượt lên khi dùng nhưng chưa thành trào lưu mạnh mẽ.

Công nghệ nào là lời giải cho bài toán màn hình tràn viền trên smartphone?

Ví dụ về màn hình tai thỏ (bên trái) và giọt nước (bên phải).

Phát triển từ camera trượt ở trên, một số điện thoại tầm trung được thiết kế camera selfie pop-up, trong đó máy ảnh trước sẽ bật lên khi dùng và hạ xuống sau đó. Thay vì trượt cả một cụm kích thước lớn, kiểu dáng mới chỉ trượt riêng phần camera trước rất nhỏ gọn nên tốc độ mở rất nhanh, hoạt động êm ái và gần như không gây bất tiện nào cho người dùng. Với camera selfie pop-up, khái niệm smartphone “FullView” chính thức thành hiện thực.

Hiệu quả lớn nhất khi áp dụng thiết kế camera selfie pop-up là giúp tạo ra những chiếc smartphone có viền siêu mỏng, toàn màn hình thực thụ. Phần lớn mặt trước của những thiết bị này là không gian hiển thị nên kích thước màn hình lớn nhưng máy vẫn thon gọn. Trong khi đó chất lượng của camera selfie không hề bị đánh đổi vì đơn giản là các hãng chỉ ẩn nó đi, không phải giảm kích thước cảm biến hay đặt ở các vị trí không thuận lợi.

Ngoài ra, do camera selfie chỉ bật lên khi dùng nên thiết kế pop-up sẽ đảm bảo người dùng không bị quay lén. Trong thời đại hiện nay, hacker có thể tấn công để kích hoạt camera trên máy tính, điện thoại từ xa nên một số người đã phải che đi để đảm bảo an toàn. Với camera selfie pop-up, mặc định khi không dùng là camera đã được ẩn đi nên tính riêng tư luôn được duy trì.

Thiết kế camera pop-up còn giúp người dùng có những bức ảnh “tự sướng” đẹp hơn. Một thực tế là không ít trong chúng ta để camera bị mờ khi chụp ảnh, có thể do mồ hôi, vân tay… phủ trên ông kính nhưng không được lau. Trong khi đó, camera dạng pop-up sẽ tự động cất đi khi không dùng nên sẽ chẳng lo nó bị bẩn trong quá trình sử dụng, luôn sẵn sàng giúp bạn ghi lại những bức ảnh selfie với chất lượng tốt.

Nhiều lựa chọn smartphone có camera selfie pop-up

Từ giữa 2018, Vivo được biết đến là nhà sản xuất đầu tiên giới thiệu điện thoại có camera selfie pop-up với mẫu Nex S. Công ty sau đó đưa công nghệ này đến các sản phẩm khác như V15 Pro, S1 Pro và biến camera pop-up trở thành tính năng quan trọng trên dòng điện thoại của mình. Oppo cũng không nằm ngoài xu hướng khi tung mẫu F11 Pro hay Oppo Reno.

Công nghệ nào là lời giải cho bài toán màn hình tràn viền trên smartphone?

Huawei Y9 Prime 2019.

Theo thông tin vừa được công bố, Huawei cũng sẽ ra mắt điện thoại đầu tiên có camera pop-up của hãng với tên gọi Y9 Prime 2019 vào tháng 6. Ngoài thiết kế mới mẻ theo xu hướng hiện nay, giới chuyên gia cho rằng Y9 Prime 2019 còn cạnh tranh bằng thời lượng pin dài, bộ nhớ lưu trữ lớn và bộ xử lý Kirin 710F mạnh mẽ. Thiết bị này cũng có camera kép ở phía sau với công nghệ AI, hỗ trợ các tính năng chụp ảnh ấn tượng.

Y9 Prime 2019 ra đời khi Huawei đang chịu cáo buộc từ chính phủ Mỹ dù không có bất kỳ bằng chứng nào được đưa ra. Washington gây sức ép bằng lệnh cấm các công ty Mỹ làm ăn với Huawei. Tuy nhiên Huawei với vị thế của nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới cho biết, họ vẫn thực hiện đầy đủ trách nhiệm với người dùng, đảm bảo cung cấp các bản cập nhật bảo mật và dịch vụ hậu mãi cho các smartphone hiện có trên thị trường.

Ngoài việc hoạt động bình thường, không bị giới hạn bất kỳ tính năng nào, các smartphone của Huawei tiếp tục nhận được cập nhật Android cũng như các dịch vụ của Google. Hiện nay, hơn 80 triệu smartphone Huawei đã được cập nhật Android 9 Pie với giao diện EMUI 9 và con số này dự kiến tăng lên 100 triệu máy tính đến hết tháng 6/2019. Ngoài ra, Huawei còn phối hợp với Google để thử nghiệm Android Q trên mẫu Mate 20 Pro.

Y9 Prime 2019 chạy Android 9 với giao diện EMUI 9 xuất hiện đã đập tan những thông tin sai lệch rằng Huawei ngay lập tức mất quyền truy cập vào Android sau lệnh cấm ngày 15/5. Thực tế, công ty vẫn tiếp tục sáng tạo để cho ra những sản phẩm mới và thậm chí trong khó khăn, smartphone của Huawei càng trở nên nổi bật. Quan trọng, nó đem đến cho người dùng thêm lựa chọn với mức giá ngày càng hợp lý, tính năng và thiết kế liên tục được tối ưu, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng.

Công nghệ nào là lời giải cho bài toán màn hình tràn viền trên smartphone?

Huawei Y9 Prime 2019 sẽ là dòng smartphone được trình làng vào cuối tháng 6 này, mặc cho các lệnh cấm của Chính phủ Mỹ chưa…

Nguồn: Sưu Tầm

Chat Messenger Chat Zalo
038 9999 553