trưởng

Trên tay smartphone chơi game tốt nhất thị trường - BlackShark 5 Pro

Có thể nói, BlackShark 5 Pro là chiếc smartphone chơi game tuyệt vời nhất ở thời điểm hiện tại.

Video đánh giá smartphone chơi game BlackShark 5 Pro.

Điện thoại thông minh chơi game đang ngày một phát triển, đặc biệt là khi phần cứng trở nên mạnh mẽ hơn và khi các nhà phát triển trở nên thành thạo hơn trong việc viết mã cho nền tảng di động. Thêm nữa, các trò chơi cũng trở nên sâu sắc, bổ ích hơn và gần gũi hơn với màn hình.

BlackShark 5 Pro.

Trong đó, chiếc điện thoại Black Shark mới hứa hẹn cho trải nghiệm chơi game lý tưởng nhất với phần cứng có thể tùy chỉnh, mức giá hợp lý – từ 15,45 triệu đồng.

Phần cứng tuyệt vời

Black Shark là một thương hiệu chuyên về điện thoại chơi game. Black Shark 5 Pro đi kèm với hai bộ kích hoạt vai cơ học nằm bên thân điện thoại. Ngoài ra, màn hình của máy cũng có hai khu vực nhạy cảm với áp lực, cực linh hoạt.

Điện thoại chơi game thường có thiết kế cực kỳ mạnh mẽ và Black Shark 5 Pro cũng không phải ngoại lệ. Sản phẩm có đồ họa công nghệ cao, sử dụng mặt lưng kính mờ và đèn LED RGB.

Chiếc smartphone chơi game BlackShark 5 Pro.

Phía trước là màn hình OLED 6,67 inch tuyệt vời với tốc độ làm mới 144 Hz và tần số cảm ứng 720 Hz đáng kinh ngạc. Màn hình tương thích với HDR10 +, cung cấp nội dung giải trí sống động.

Phần cứng và loa

Điện thoại chơi game cần có phần cứng chơi game “đỉnh” nhất. Vì thế, Black Shark 5 Pro được cung cấp sức mạnh bởi chip Qualcomm Snapdragon 8 Gen 1. Về bộ nhớ, máy có nhiều sự kết hợp khác nhau, từ bộ nhớ trong 256 GB và RAM 8 GB đến bộ nhớ 512 GB và RAM 16 GB.

Hiệu suất đem lại còn hơn cả sự hài lòng, người dùng có thể chuyển mọi trò chơi lên mức cài đặt cao nhất để tận hưởng trải nghiệm “đã” nhất.

Điện thoại cho trải nghiệm chơi game cực “chất”.

Điện thoại có hai loa âm thanh nổi và không bị chặn khi người dùng cầm điện thoại theo chiều ngang. Chúng đem lại âm thanh khá to và đủ sâu.

Phần mềm

Tất nhiên, điện thoại chơi game cũng có nhiều cải tiến phần mềm được thực hiện đặc biệt cho các game thủ. Nhìn bề ngoài, phần mềm trên Black Shark 5 Pro là Joy UI 13 rất giống MIUI của Xiaomi. Tuy nhiên, khi tham gia Shark Space (trung tâm trò chơi), máy sẽ chuyển đổi để cung cấp tất cả các tính năng mà Black Shark đã dày công xây dựng.

Giao diện được tinh chỉnh, phù hợp chơi game.

Shark Space có thể chặn tất cả các thông báo đến, thanh lọc RAM và khóa độ sáng ngay khi khởi chạy game, biến điện thoại thành một máy chơi game mini một cách hiệu quả mà không bị gián đoạn. Ngoài ra, game thủ cũng có thể lập trình trước – một loạt các thao tác nhấn và tác vụ để máy tự động thực hiện chỉ với một lần chạm vào nút.

Camera xịn sò

Ảnh chụp thường.

Xiaomi tích hợp cho sản phẩm của mình camera chính 108 MP ở mặt sau, mặc định chụp ảnh 12 MP với khẩu độ F1,75, tạo ra một số hiệu ứng bokeh.

Ảnh chụp động vật.

Ngoài ra, điện thoại còn có một camera siêu rộng 13 MP và camera chụp cận – macro 5 MP.

Ảnh chụp chân dung từ camera trước.

Camera trước có độ phân giải 16 MP, rất hữu ích khi phát trực tuyến các màn chơi game của người dùng.

Pin

Black Shark 5 Pro có pin 4.650 mAh bên trong, đủ để dùng một ngày. Đáng chú ý, thiết bị đi kèm với bộ sạc 120 W, giúp rút ngắn thời gian sạc xuống khoảng 15 phút.

Kết luận

Mặc dù có phần cứng cao cấp và các điều khiển phần cứng bổ sung, Black Shark 5 Pro vẫn có giá khởi điểm rất hợp lý – từ 15,45 triệu đồng. Sản phẩm đã có mặt tại Việt Nam theo đường xách tay và được nhiều game thủ chọn mua.

BlackShark 5 Pro hỗ trợ sạc nhanh 120W.

Ngoài ra, người dùng có thể tham khảo các phiên bản khác của dòng Black Shark 5 để chơi game hiệu quả khi đang di chuyển.

Những smartphone nổi bật nhất thị trường hiện tại

Đây là top 5 điện thoại được yêu thích và quan tâm nhất tại thị trường Việt Nam những tháng đầu năm qua.

Đầu năm 2022 chứng kiến sự hồi phục của thị trường, và phân khúc smartphone cũng hoà chung không khí này. Theo báo cáo mới nhất từ Counterpoint Research, doanh số bán smartphone tại Việt Nam trong quý 1/2022 giảm so với quý 1/2021 nhưng đang trên đà hồi phục.

Đầu năm nay, thị trường cũng đón chào nhiều smartphone mới được lên kệ, bao gồm cả smartphone cao cấp, tầm trung và giá rẻ.

Dưới đây là những smartphone nổi bật nhất thị trường hiện tại.

1. Galaxy S22 Ultra

Giá bán từ: 30,99 triệu đồng

Galaxy S22 Ultra.

Cũng theo thống kê từ Counterpoint Research, chiếc Galaxy S22 Ultra là chiếc smartphone cao cấp bán khá “chạy” tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm. Đây là sản phẩm xịn sò nhất trong bộ ba Galaxy S năm nay, tích hợp công nghệ tiên tiến nhất, hoàn thiện với thiết kế của dòng Galaxy Note huyền thoại.

Galaxy S22 Ultra có màn hình lớn – 6,8 inch với chất lượng hiển thị đứng đầu phân khúc, pin 5000 mAh đi kèm khả năng sạc 45W, tích hợp con chip hiệu suất “trâu” – Snapdragon 8 Gen 1 và có bút S Pen ngay trong thân máy. Chưa hết, cụm camera sau cũng cực “chất” với camera chính 108MP và 2 camera tele, cho phép người dùng có thể linh hoạt điều chỉnh zoom xa.

2. iPhone 11

Giá bán từ: 12,89 triệu đồng

Mặc dù đã trình làng gần 3 năm nhưng iPhone 11 vẫn là chiếc “iPhone quốc dân”. Sản phẩm đã được giảm giá xuống mức thấp hơn trước đây khá nhiều, được không ít người lựa chọn.

iPhone 11.

Xét về cơ bản, cấu hình của máy vẫn thừa sức xử lý ngon nghẻ các tác vụ. Chip A13 Bionic vẫn chơi tốt các game di động nặng, hệ điều hành vẫn hỗ trợ trong vài năm tới.

3. Oppo Reno7 Z 5G

Giá bán lẻ đề nghị: 10,49 triệu đồng

Trong dòng Oppo Reno7 mới được lên kệ tại Việt Nam, chiếc Oppo Reno7 Z 5G nhận được nhiều sự quan tâm nhất với giá bán phải chăng, cấu hình khá, thiết kế đẹp mắt với phiên bản màu cầu vồng.

Oppo Reno7 Z 5G.

Các thông số kỹ thuật cơ bản của máy gồm: màn hình “đục lỗ” đẹp tinh tế, kích cỡ 6,4 inch; chip xử lý Snapdragon 695 5G + RAM 8GB + ROM 128GB có thể xử lý mượt các tác vụ; pin 4500 mAh và khả năng sạc nhanh 33W cho trải nghiệm liền mạch. Camera chính 64MP kết hợp cùng 2 camera phụ 2MP cho ảnh chụp đẹp bất chấp mọi điều kiện ánh sáng.

4. Realme C35

Giá bán lẻ đề nghị: từ 4,26 triệu đồng

Ở phân khúc giá thấp hơn, Realme C35 rất được lòng người dùng phổ thông. Điện thoại cũng có mặt lưng chuyển màu hút mắt, camera sau sử dụng ống kính lớn sành điệu – chất lượng 50MP.

Realme C35.

Con chip Unisoc T616 cùng RAM 4GB và ROM tuỳ chọn 64GB/ 128GB cho phép điện thoại xử lý tốt các nhiệm vụ cơ bản. Điểm cộng của thiết bị còn là viên pin 5000 mAh, cung cấp thời lượng pin dài.

5. Xiaomi 11T 5G

Giá bán từ: 10,99 triệu đồng

Không chỉ là chiếc smartphone 5G đáng mua, Xiaomi 11T 5G còn có nhiều ưu điểm so với nhiều điện thoại cùng tầm giá. Đầu tiên, máy có camera sau 108MP, cho ảnh chụp sắc nét trong nhiều tình huống.

Xiaomi 11T 5G.

Cùng với đó, Xiaomi còn trang bị cho sản phẩm của mình con chip MediaTek Dimensity 1200 + RAM 8GB mang tới hiệu suất bền vững. Thêm nữa, điện thoại còn có pin 5000 mAh và sạc nhanh 67W, cho phép sạc nhanh hơn nhiều flagship trên thị trường.

Top 5 smartphone đang “làm mưa làm gió“ tại các thị trường hiện nay

Tại các thị trường Mỹ, Anh, Trung Quốc, dòng iPhone 13 của Apple đều giữ vị trí thống trị.

Ngoài việc thống kê danh sách smartphone “bán chạy” nhất toàn cầu, hãng nghiên cứu Counterpoint Research còn đưa ra top điện thoại “bán chạy” nhất vào tháng 1/2022 tại từng khu vực khác nhau: Mỹ, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Hàn Quốc, Đức và Nhật Bản.

iPhone gần như thống trị các thị trường

Cụ thể, chiếc iPhone 13 của Apple đã giành phần thắng ở khắp các thị trường trọng điểm: Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp , Đức, và Nhật Bản … Chiếc iPhone này chiếm phần lớn nhất trong tổng doanh số smartphone ở Vương quốc Anh với 29% – Quá ngoạn mục!

iPhone 13 Series thắng thế tại nhiều thị trường lớn.

Trong khi đó, tại thị trường smartphone Trung Quốc – hiện đang bị phân mảnh, thị phần của iPhone 13 và iPhone 13 Pro/ iPhone 13 Pro Max chỉ chiếm 8% và 3%.

Top 5 điện thoại bán chạy nhất tại Trung Quốc.

Điều thú vị là top 5 smartphone “bán chạy” nhất ở Nhật Bản đều là iPhone, lần lượt là iPhone 13; iPhone SE 2020; iPhone 12 Mini; iPhone 13 Pro và iPhone 13 Mini.

Top 5 điện thoại bán chạy nhất tại Nhật Bản.

Rõ ràng, thế hệ iPhone 13 đã mang về thành công rất lớn cho “Nhà Táo”.

Samsung đang cải thiện vị thế

Do dòng Galaxy S22 được công bố vào tháng 2 nên chúng không xuất hiện trong báo cáo của Counterpoint Research. Trong top 5 smartphone “bán chạy” nhất Hàn Quốc, Galaxy Z Flip 3 5G đã xuất sắc trở thành điện thoại thông minh bán chạy số một tại quê hương.

Top 5 điện thoại bán chạy nhất tại Hàn Quốc.

Trước đó, cặp Galaxy Note 20 và Galaxy Note 20 Ultra chưa đạt được thành tích này vào tháng 1/2021. Tại thời điểm đó, iPhone 12 Pro vượt qua Galaxy A31 tầm trung và Galaxy S21 cao cấp, giành top đầu doanh số tại Hàn Quốc.

Top 5 điện thoại bán chạy nhất tại Anh.

Với dòng Galaxy tầm trung, Galaxy A32 và Galaxy A52s 5G đã nhanh chóng vượt mặt iPhone 13 Pro Max trên bảng xếp hạng điện thoại “bán chạy” nhất tháng 1/2022 tại Hàn Quốc.

Trong khi đó, chiếc Galaxy A32 5G cũng xếp vị trí thứ 5 khiêm tốn ở thị trường Mỹ, sau iPhone 13, iPhone 13 Pro Max, iPhone 13 Pro và iPhone 12. Cùng với đó, Galaxy A12 giữ vị trí thứ 4 ở Anh và Galaxy S20 FE 5G cũ chỉ lọt vào top 5 ở Đức và Pháp.

Top 5 điện thoại bán chạy nhất tại Mỹ.

Đáng tiếc, không có phiên bản nào của Galaxy S21 nằm trong top 5 của 8 thị trường lớn. Mặt khác, Galaxy A03 Core giá phải chăng bán khá “chạy” tại Ấn Độ. Cho đến nay, đây vẫn là thị trường điển hình của dòng smartphone tầm trung và giá rẻ.

Bất chấp biến động, Apple vẫn sẽ đạt mức tăng trưởng thần kỳ

Apple vẫn là cổ phiếu công nghệ được yêu thích với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ.

Theo nhà phân tích Daniel Ives của Wedbush, bất chấp các vấn đề về nguồn cung, Apple đang chuẩn bị cho một “chu kỳ tăng trưởng thần kỳ” cho năm 2022, hiện vẫn chưa có tác động vào giá cổ phiếu của hãng.

Mặc dù tình trạng thiếu linh kiện vẫn đang gây khó khăn cho “Nhà Táo” nhưng các nhà phân tích đang chứng kiến ​​những cải thiện rõ rệt trong chuỗi cung ứng của công ty trong quý 2 sắp tới – một động thái có lợi cho công ty.

Dòng iPhone 13 khá thành công.

Hiện tại, Trung Quốc vẫn là một khu vực quan trọng đối với Apple và công ty đang giành được vị thế ở quốc gia này. Wedbush ước tính, “Táo Khuyết” đã giành được khoảng 300 điểm cơ bản (basis points) về thị phần trong 12 tháng qua nhờ dòng sản phẩm iPhone 12 và iPhone 13 với kết nối 5G.

Apple vẫn là công ty được yêu thích nhất trong số các cổ phiếu công nghệ, đám mây và an ninh mạng, được mệnh danh là cổ phiếu “bán chạy”. Nhà phân tích cho biết, ông đặc biệt khuyến nghị các nhà đầu tư nên mua và nắm giữ những cổ phiếu có giá trị lớn trong những lĩnh vực này.

HTC bất ngờ muốn trở lại thị trường smartphone cao cấp

Sau một thời gian gặp khó khăn trên thị trường smartphone và tập trung vào thiết bị VR, HTC muốn quay trở lại với lĩnh vực kinh doanh smartphone cao cấp.

Thông tin này được phát ngôn viên của HTC thông báo trong cuộc họp hội nghị tại MWC 2022, và điều đó đánh dấu sự trở lại của ít nhất một smartphone cao cấp mới từ HTC.

Cụ thể, Tổng giám đốc HTC khu vực châu Á cho biết công ty dự kiến ra mắt một chiếc smartphone cao cấp mới vào tháng 4. Điều này có nghĩa là HTC sẽ giới thiệu một thiết bị cao cấp lần đầu tiên sau nhiều năm và dẫn đến rất nhiều câu hỏi vì gần đây hãng chỉ bán smartphone giá rẻ tại một số thị trường nhất định.

Charles Huang, người chịu trách nhiệm về các thị trường quan trọng nhất của công ty ở châu Á, cho biết HTC có kế hoạch tích hợp một số chức năng “metaverse” cho smartphone hàng đầu mới. Như những gì đã nêu, nó sẽ có sẵn vào tháng 4. Rõ ràng, mục đích chính là thu hút những khách hàng muốn sử dụng nó cho các ứng dụng VR và AR.

Mặc dù vậy, Huang không đưa ra bất kỳ thông tin cụ thể nào về trang bị và chức năng của mẫu smartphone mới. Đồng thời, vẫn chưa rõ liệu nó có phải là một thiết bị cao cấp thực sự hay không. Trong mọi trường hợp, người quản lý HTC một lần nữa phủ nhận việc rút lui khỏi thị trường smartphone của công ty. Tuy nhiên, cách đây 4 năm, công ty đã bán một phần lớn bộ phận phát triển smartphone cho Google.

Cher Wang, đồng sáng lập kiêm CEO HTC, cho biết công ty có kế hoạch tiếp tục đầu tư vào thị trường sản phẩm thực tế ảo trên quy mô lớn. Cho đến nay, công ty cũng đã tập trung rõ ràng vào lĩnh vực B2B. Họ sẽ mở ra thị trường doanh nghiệp với các giải pháp hội họp, hội nghị và mua sắm. Dẫu vậy, một smartphone metaverse của HTC vẫn chưa được xác định thời điểm ra mắt.

Nhiều người chắc chắn sẽ đặt ra câu hỏi tại sao HTC sẽ phát hành một chiếc smartphone cao cấp mới. Trong thực tế, điều này có thể bắt nguồn từ một vài yếu tố. Đầu tiên, chúng tôi nói rằng họ đã tập trung vào thiết bị VR trong một thời gian. Hơn nữa, công ty đã thành công trong lĩnh vực này. Thứ hai, Google đã mua một phần lớn mảng kinh doanh smartphone của mình. Thứ ba, thế giới đang chuyển sang một thế giới đảo ngược khi nhìn vào những yếu tố này từ phía trên, có thể thấy rằng HTC có tất cả các cơ hội để thành công.

Tất nhiên, công ty đã thực hiện một vài nỗ lực để cứu hoạt động kinh doanh smartphone của mình. Hhọ thậm chí còn phát hành một chiếc điện thoại để khai thác tiền điện tử. Nhưng VR là niềm đam mê của HTC. Và không có smartphone nào nhắm đến lĩnh vực này. Vì vậy, mọi thứ đều có thể xảy ra.

Những máy tính bảng xịn mịn nhất thị trường quý 1/2022

Giống như smartphone, thị trường tablet đã sôi động ngay từ đầu năm với nhiều sản phẩm mới, cho người dùng thêm nhiều lựa chọn.

Khi nhu cầu làm việc, học tập online trở nên thịnh hành, máy tính bảng đã trở nên “hot” trở lại. Dưới đây là một số máy tính bảng tốt nhất trong đầu năm 2022.

1. Galaxy Tab S8 Ultra

Giá bán lẻ từ: 30,99 triệu đồng

Hiện tại, chiếc Galaxy Tab S8 Ultra “khổng lồ” đã về Việt Nam theo đường chính hãng. Đây là mẫu máy tính bảng kích thước lớn nhất trên thị trường hiện nay với màn hình 14 inch. Kết hợp sử dụng cùng bút S Pen đi kèm và bàn phím (mua rời), chúng có thể thay thế máy tính xách tay, lại gọn nhẹ hơn khi đi du lịch.

Galaxy Tab S8 Ultra với “tai thỏ”.

Bên trong, con chip Snapdragon 8 Gen 1 cung cấp sức mạnh cho chiếc tablet, đảm bảo hiệu suất mượt mà cho mọi tác vụ, bao gồm cả đa nhiệm hay chơi game, xử lý đồ hoạ,… Cuối cùng, viên pin 11200 mAh và khả năng sạc nhanh lên tới 45W sẽ làm hài lòng mọi khách hàng khó tính nhất.

2. iPad Pro 12,9 inch M1

Giá bán lẻ từ: 31,99 triệu đồng

Là “đối thủ” xứng tầm của Galaxy Tab S8 Ultra chắc chắn là iPad Pro 12,9 inch M1. Sản phẩm kết hợp giữa màn hình Mini LED kích thước lý tưởng cùng hiệu năng mạnh mẽ từ chip M1. Chiếc tablet này có nhiều tuỳ chọn bộ nhớ cũng như khả năng kết nối.

iPad 12,9 inch M1.

Điểm cộng khác của thiết bị còn là camera TrueDepth 12MP với tính năng Center Stage, có trường nhìn 122 độ, hỗ trợ hữu ích khi gọi video trực tuyến. Camera sau kép 12MP + 10MP cho chất lượng chụp sắc nét không kém iPhone cao cấp. Viên pin dung lượng ước tính 10835 mAh thoải mái sử dụng cả ngày dài.

3. Galaxy Tab S7+

Giá bán từ: 21 triệu đồng

Galaxy Tab S7+ có giá bán hấp dẫn hơn Galaxy Tab S8 Series. Sản phẩm cũng có kích thước tương đương với iPad Pro – màn hình 12,4 inch và chip hiệu năng khá với chip Snapdragon 865+; RAM 6GB + pin 10090 mAh hỗ trợ sạc nhanh 45W.

Galaxy Tab S7+.

Một điểm cộng khác của máy là đi kèm bút S Pen và khay đựng ngay trong thân máy, cho phép người dùng ghi chú nhanh và thoả sức sáng tạo trên màn hình lớn. Thêm nữa, thiết bị cũng có ngoại hình cao cấp, bền bỉ, camera sau kép 13MP + 5MP cho chất lượng ảnh chụp khá tốt.

4. iPad 9

Giá bán từ: 10,19 triệu đồng

iPad 9.

Nếu giá của iPad Pro quá “chát” cho các iFan thì iPad 9 sẽ là sản phẩm tiết kiệm hơn nhiều. Máy có thiết kế cổ điển, màn hình 10,2 inch vừa tay cùng hiệu năng khá nhờ tích hợp chip A13 Bionic + RAM 3GB. Apple trang bị cho sản phẩm của mình viên pin dung lượng 8600 mAh và hỗ trợ sạc 20W nên có thể sử dụng trong thời gian dài, tiện dụng khi di chuyển.

5. Xiaomi Pad 5

Giá bán từ: 8,99 triệu đồng

Nếu không phải fan của Samsung và Apple thì chiếc Xiaomi Pad 5 sẽ là lựa chọn lý tưởng nhất. Cấu hình của máy cũng khá “ngon” và đáp ứng tốt các nhiệm vụ thông thường.

Xiaomi Pad 5.

Cụ thể, sản phẩm có màn hình 11 inch vừa phải với tốc độ làm mới 120Hz, có chức năng bảo vệ mắt; chip Snapdragon 860 + RAM 6GB xử lý tốt các tác vụ; pin 8720 mAh cùng khả năng sạc nhanh 33W cho phép trải nghiệm liền mạch.

6. iPad Mini 6

Giá bán từ: 15,99 triệu đồng

iPad Mini 6.

iPad Mini 6 là chiếc iPad cực lý tưởng cho những ai yêu thích phong cách nhỏ gọn nhưng vẫn có yêu cầu cao về sức mạnh hiệu năng. Sản phẩm chỉ có màn hình 8,3 inch vừa phải; chip xử lý A15 Bionic cực “trâu” và thiết kế cạnh phẳng cao cấp, giống iPhone 12 và iPhone 13. Camera trước và sau đơn 12MP đem tới khả năng nhiếp ảnh đủ dùng.

Đã tìm ra chiếc smartphone có pin “trâu“ nhất thị trường

Trang tin công nghệ PhoneArena đã tiến hành kiểm tra thực tế hàng loạt điện thoại thông minh và tìm ra những chiếc smartphone có thời lượng pin dài nhất.

Cùng với hiệu năng, chất lượng màn hình và camera, tuổi thọ pin cũng là một yếu tố được nhiều người tiêu dùng lưu tâm khi chọn smartphone. Trang tin công nghệ Phone Arena đã tiến hành kiểm tra thực tế hàng chục mẫu smartphone của các thương hiệu và tìm ra những ứng cử viên nặng ký nhất.

Ảnh minh hoạ.

Để đảm bảo đưa ra kết quả khách quan nhất, mọi điện thoại đều được tháo sim và đặt độ sáng ở mức cố định là 200 nit bằng máy đo màu hiển thị chuyên dụng và phần mềm chuyên nghiệp.

Các bài thử nghiệm lần lượt được đem ra so sánh là: duyệt Web qua Wi-Fi; phát trực tuyến video trên YouTube; chơi game 3D.

Đâu là chiếc smartphone có pin “trâu” nhất?

iPhone 13 Series.

Câu trả lời là: iPhone 13 Pro Max của Apple. Chiếc iPhone này chiếm ngôi vương với thời gian lướt web qua Wifi ở tốc độ làm mới 120Hz lên tới 18 giờ 52 phút. Không những vậy, thời lượng pin ở bài kiểm tra phát trực tuyến video trên YouTube; chơi game 3D cũng khá xuất sắc – 10 giờ 23 phút và 10 giờ 29 phút.

Thời lượng pin của một số dòng iPhone.

Điều này có được là nhờ sự tối ưu hoá hiệu năng từ chip A15 Bionic cùng viên pin lớn nhất trong lịch sử iPhone – ước tính 4352 mAh. Điểm trừ duy nhất của iPhone 13 Pro Max chỉ là kích cỡ cồng kềnh của chúng – khó có thể sử dụng bằng một tay và không phù hợp với những người có bàn tay nhỏ.

Điện thoại Samsung Galaxy

Bộ ba điện thoại Galaxy S21 cũng thể hiện khá tốt trong các bài kiểm tra pin của Phone Arena. Đặc biệt, Galaxy S21 Ultra có thời lượng pin cao nhất không chỉ nhờ kích thước vật lý lớn nhất mà còn có màn hình tiết kiệm pin hơn, có thể thay đổi tốc độ làm mới 10 – 120Hz tùy thuộc vào nội dung.

Galaxy S21 Series.

Một điều ngạc nhiên thú vị trong bảng xếp hạng là Galaxy S20 FE giá phải chăng có bộ vi xử lý mạnh mẽ cũng có thời lượng pin tốt.

Dưới đây là thời lượng pin thực tế của một số mẫu smartphone trên thị trường:

Top smartphone pin “trâu“ nhất thị trường thời điểm này

Nếu không kiên nhẫn chờ iPhone 13, khách hàng có thể tham khảo danh sách những smartphone pin “trâu” nhất thị trường lúc này.

Chiếc smartphone nào có thời lượng pin tốt nhất? Trang tin công nghệ PhoneArena đã kiểm tra thời lượng pin của hàng loạt điện thoại thông minh hiện có theo nhiều cách khác nhau để đánh giá kỹ lưỡng nhất: duyệt web, phát video trực tuyến và chơi game 3D.

Ảnh minh họa. 

Top điện thoại pin “trâu” nhất hiện tại:

iPhone 12 Pro Max – pin 3687 mAh, bộ xử lý tiết kiệm năng lượng, hơn 14 giờ duyệt web

Galaxy S20 +, Galaxy S20 FE – pin 4500 mAh, hơn 12 giờ duyệt web

OnePlus 8 – pin 4300 mAh, hơn 12 giờ duyệt web

Xiaomi Mi 10 Pro – pin 4500 mAh, hơn 14 giờ duyệt web

Galaxy S21 Ultra – pin 5000 mAh, hơn 16 giờ duyệt web

Galaxy A21s – pin 5000 mAh, hơn 15 giờ duyệt web

1. iPhone 12 Pro Max

Giá bán từ: 30,99 triệu đồng

● Thời gian Duyệt web: 14 giờ 6 phút

● Thời gian phát trực tuyến video: 8 giờ 37 phút

● Thời gian chơi game 3D: 3 giờ 20 phút

iPhone 12 Pro Max.

Hiện tại, nhiều người đang chờ đợi loạt iPhone 13 với viên pin lớn hơn đáng kể. Mặc dù iPhone 12 Pro Max có pin nhỏ hơn một chút so với iPhone 11 Pro Max nhưng thời lượng pin vẫn tương đương hoặc tốt hơn. Nhược điểm duy nhất của chiếc điện thoại này là tuổi thọ pin thấp khi chơi game. Còn lại, chiếc iPhone xử lý tốt việc lướt mạng xã hội, duyệt web và phát video trực tuyến, thậm chí vượt qua iPhone 11 Pro Max trong bài kiểm tra duyệt web.

2. Galaxy S20 +, Galaxy S20, Galaxy S20 FE

Giá bán từ: 11,99 triệu đồng

● Thời gian duyệt web: 12 giờ 40 phút – Galaxy S20 +, 12 giờ 28 phút – Galaxy S20 FE, 12 giờ 12 phút – Galaxy S20

● Thời gian phát trực tuyến video: 9 giờ 53 phút – Galaxy S20 +, 10 giờ 20 phút – Galaxy S20, 9 giờ 9 phút -Galaxy S20 FE

● Thời gian chơi game 3D: 8 giờ 29 phút – Galaxy S20 FE, 8 giờ 26 phút – Galaxy S20 +, 7 giờ 43 phút – Galaxy S20

Với dòng Galaxy S20, Samsung đã tích hợp cho chúng pin rất lớn, mang lại tuổi thọ pin dài. Trái ngược hoàn toàn với iPhone, loạt Galaxy S20 là những điện thoại có pin “trâu” nhất khi phát video trực tuyến.

Galaxy S20+.

Tuy nhiên, các kết quả ấn tượng trên đạt được khi điện thoại đặt ở tốc độ làm mới màn hình 60Hz. Việc chọn tùy chọn 120Hz mượt mà hơn khiến tuổi thọ pin sụt giảm đáng kể.

Đặc biệt, Galaxy S20 FE có màn hình 1080p và sở hữu pin to như Galaxy S20 + nhưng lại có giá thấp hơn nhiều. Hiện tại, bộ ba Galaxy S20 đã bị ngừng sản xuất nhưng người dùng vẫn có thể mua Galaxy S20 FE.

3. OnePlus 8

Giá bán lẻ đề nghị: 12,99 triệu đồng

● Thời gian Duyệt web: 12 giờ 15 phút

● Thời gian phát trực tuyến video: 9 giờ 37 phút

● Thời gian chơi game 3D: 10 giờ 16 phút

OnePlus 8.

OnePlus 8 là điện thoại OnePlus tiếp theo đạt điểm cao trong các bài kiểm tra pin. Với chip Snapdragon 865 bên trong, sở hữu một mức giá phải chăng hơn so với các điện thoại còn lại trong danh sách này, đây là lựa chọn tiết kiệm. Viên pin 4300mAh của máy giúp người dùng có thể thoải mái xem video hoặc chơi game trong thời gian dài.

4. Xiaomi Mi 10 Pro

Giá bán lẻ đề nghị: 15,45 triệu đồng

● Thời gian Duyệt web: 14 giờ 12 phút

● Thời gian phát trực tuyến video: 11 giờ 30 phút

● Thời gian chơi game 3D: 10 giờ

Năm nay, Xiaomi đã mở rộng sự hiện diện trên toàn cầu của mình một cách thần tốc dù chưa có mặt tại Mỹ. Hiện tại, khách hàng có thể tận dụng được thời lượng pin đáng kinh ngạc với Mi 10 Pro.

Xiaomi Mi 10 Pro.

Viên pin lớn 4.500mAh cùng khả năng xử lý hiệu quả của chip Snapdragon 865 và tối ưu năng lượng từ giao diện MIUI, tất cả đã tạo nên hiệu suất pin ấn tượng cho sản phẩm. Trong khi đó, “người kế nhiệm” của chiếc điện thoại này, Xiaomi Mi 11 Ultra không có tuổi thọ pin “trâu” bằng.

5. Galaxy S21 Ultra

Giá bán lẻ đề nghị: 25,99 triệu đồng

● Thời gian Duyệt web: 16 giờ 6 phút

● Thời gian phát trực tuyến video: 8 giờ 52 phút

● Thời gian Chơi game 3D: 8 giờ 40 phút

Galaxy S21 Ultra là điện thoại có pin lớn nhất trong các flagship phổ thông hiện nay với dung lượng 5.000 mAh. Và thiết bị đạt điểm tuyệt vời trên tất cả các bài kiểm tra, đặc biệt là khi duyệt web.

Galaxy S21 Ultra.

Tuy nhiên, thành tựu này của điện thoại có được ở tốc độ làm mới màn hình 60Hz. Việc lựa chọn tùy chọn 120Hz mượt mà hơn sẽ làm giảm tuổi thọ pin.

6. Galaxy A21s

Giá bán lẻ đề nghị: 5,09 triệu đồng

● Thời gian Duyệt web: 15 giờ 35 phút

● Thời gian phát trực tuyến video: 11 giờ 9 phút

● Thời gian chơi game: 7 giờ 48 phút

Galaxy A21s.

Chiếc smartphone tầm trung này của Samsung vượt trội về thời lượng pin và có thiết kế hiện đại, đơn giản. Camera selfie 12MP của Galaxy A21s cùng với camera chính 48MP và camera góc siêu rộng 8MP ở mặt sau đem lại những bức ảnh ấn tượng trong điều kiện ánh sáng tốt.

Thị trường laptop trong đại dịch: Tăng mạnh, Dell, HP và Lenovo bán chạy

Theo dự báo, doanh số laptop vẫn có khả năng tăng trưởng thêm 10% – 20% trong quý III/2021.

Theo báo cáo mới nhất từ các nhà bán lẻ, trong 6 tháng đầu năm, doanh thu laptop của hệ thống FPT Shop đạt 1.329 tỉ đồng, tăng trưởng 31% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, cùng kỳ tại Thế Giới Di Động, doanh số laptop có tăng trưởng nhưng chỉ duy trì một con số.

Nhu cầu mua laptop đã và đang tăng mạnh do đại dịch COVID-19, sắp tới hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng khi vào mùa tựu trường.

Đáng chú ý, ghi nhận tại FPT Shop, sự tăng trưởng doanh số cao nhất thuộc về các dòng laptop của 3 thương hiệu lớn Dell, HP và Lenovo. Cụ thể, doanh số laptop Dell tăng 23%, HP tăng 93% và Lenovo tăng 245% so với năm 2019. Cũng nhờ đó, FPT Shop vừa được Dell, HP và Lenovo vinh danh là “nhà bán lẻ tăng trưởng tốt nhất năm 2020” tại Việt Nam.

Sự tăng trưởng này có thể giải thích là do nhu cầu mua laptop tăng cao trong các đợt bùng phát dịch COVID-19 tại Việt Nam, khiến gần như toàn bộ học sinh, sinh viên phải học trực tuyến; các nhân viên văn phòng, người lao động nói chung cũng chuyển sang làm việc tại nhà. Hiện, dịch COVID-19 đang bùng phát lần thứ 4 (từ ngày 29/4 đến nay) khiến nhiều tỉnh/thành phải đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Sắp tới là mùa tựu trường nhưng dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố phía Nam, khả năng nhu cầu mua laptop vẫn tiếp tục gia tăng. Hiện tại, FPT Shop, Thế Giới Di Động cùng nhiều hệ thống bán lẻ khác đã tung chương trình ưu đãi cho mùa tựu trường, trong đó có giảm giá trực tiếp nhiều triệu đồng, giảm thêm dựa trên điểm thi hay các chương trình cho khách hàng ở nơi đang giãn cách theo Chỉ thị 16,…

“Mặc dù tốc độ tăng trưởng của laptop tại FPT Shop đã tăng rất cao trong những tháng dịch là quý II/2021 nhưng theo dự báo, doanh số laptop vẫn có khả năng tăng trưởng thêm 10% – 20% trong quý III. Vì đây là thời gian tựu trường, các bạn học sinh – sinh viên sẽ có nhu cầu nâng cấp máy tính để chuẩn bị cho hành trình học tập sắp tới”, đại diện FPT Shop nhận định.

Khai trương hệ thống Chia sẻ và Giám sát ATTT phục vụ Chính phủ điện tử

Đã có 31 bộ, ngành, địa phương kết nối kỹ thuật thành công với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia.

Trong khuôn khổ Ngày An toàn thông tin Việt Nam diễn ra vào 29/11/2019, Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) đã khai trương hệ thống Chia sẻ và Giám sát An toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn nút khai trương hệ thống. Hệ thống được các thành viên trong Liên minh Xử lý mã độc và phòng chống tấn công mạng gồm Viettel, VNPT, CMC, FPT và BKAV cùng phối hợp xây dựng.

Hệ thống này sẽ giúp giám sát, phân tích thông tin, từ đó chia sẻ và đưa ra cảnh báo sớm cho các bộ, ngành, địa phương nhằm bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho Chính phủ điện tử. Đến nay có 31 bộ, ngành, địa phương đã kết nối kỹ thuật thành công với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Sau thời gian thử nghiệm 6 tháng, khi chính thức được đi vào hoạt động, hệ thống Chia sẻ và Giám sát An toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử sẽ tiếp tục triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc.

Khai trương hệ thống Chia sẻ và Giám sát ATTT phục vụ Chính phủ điện tử

Hệ thống Chia sẻ và Giám sát An toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử. (Ảnh: Cục An toàn thông tin)

Bộ TT&TT cũng đang tập trung thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam. Các giải pháp, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được kết nối và chia sẻ với hệ thống Chia sẻ và Giám sát an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (SoC Quốc gia) thuộc Cục An toàn thông tin. Đây sẽ là nền tảng phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: “Không gian mạng là tương lai thịnh vượng của chúng ta. Bảo đảm an toàn, an ninh không gian mạng đồng nghĩa với xây đắp cho tương lai, giúp đất nước thịnh vượng hơn. An toàn, an ninh mạng là điều kiện cơ bản, yếu tố sống còn để công cuộc chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số”.

Các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử sẽ luôn là mục tiêu chính của các tin tặc nhằm phá hoại, thu thập, lấy cắp thông tin. Do đó, hệ thống Chia sẻ và Giám sát an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử sẽ giúp các bộ, ngành, địa phương có thể chủ động phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ mất an toàn, an ninh mạng phục vụ Chính phủ điện tử.

Nguồn: Sưu tầm

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Không ai an toàn một mình trong thế giới mạng"

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, bảo đảm an toàn thông tin mạng đồng nghĩa với xây đắp cho tương lai thịnh vượng của đất nước.

"Đảm bảo cho Việt Nam an toàn trong không gian mạng và cách mạng số là sứ mệnh của mọi cơ quan, tổ chức và toàn thể cộng đồng CNTT Việt Nam. Đặc biệt, hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng cho Việt Nam phải là "Make in Vietnam"", đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trong khuôn khổ Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm 2019 với chủ đề "Nâng tầm an toàn, an ninh mạng quốc gia trong kỷ nguyên số".

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thế giới và Việt Nam đã và đang bước vào không gian mạng với cuộc cách mạng số, trong đó có nhiều thách thức và cơ hội song hành. Không gian mạng là một không gian hoàn toàn mới, cứ mỗi giây lại có khoảng 108 cuộc tấn công mạng và 32 mã độc mới được tạo ra. Trên không gian mạng, các quốc gia phải đối mặt với những thách thức giống nhau, vì vậy đây là lúc để một thế giới sát cánh bên nhau.

"Không gian mạng là tương lai thịnh vượng của chúng ta. Bảo đảm an toàn, an ninh không gian mạng đồng nghĩa với xây đắp cho tương lai, giúp đất nước thịnh vượng hơn. An toàn, an ninh mạng là điều kiện cơ bản, yếu tố sống còn cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số", Bộ trưởng Bộ TT&TT nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng:

Hệ thống Chia sẻ và Giám sát An toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử. (Ảnh: Cục An toàn thông tin)

Bộ trưởng nhận định: Nếu như trước đây, chúng ta đẩy mạnh triển khai ứng dụng và phát triển CNTT trước; thì giờ đây, ứng dụng và phát triển CNTT phải song hành cùng an toàn, an ninh mạng. Trong mọi dự án CNTT đều phải có cấu phần an toàn, an ninh mạng như một cấu phần bắt buộc. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: Tỉ lệ chi cho an toàn, an ninh mạng tối thiểu là 10% tổng kinh phí chi cho CNTT. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, tỉ lệ này đang ở mức dưới 5%.

Hơn nữa, nếu như trước đây khi xảy ra ra sự cố thì chúng ta cố gắng giữ kín để càng ít người biết càng tốt; thì giờ đây, chúng ta phải hiểu rằng: Không ai an toàn một mình trong thế giới mạng. Càng chia sẻ, chúng ta càng an toàn. Không chia sẻ thì sau chúng ta lại sẽ là một ai đấy nữa bị tấn công tương tự, và sau đó lại là một người tiếp theo, và cứ như vậy.

"Mức độ bảo đảm an toàn, an ninh mạng của một cơ quan, tổ chức không phải nằm ở việc cơ quan, tổ chức đó có bị tấn công hay không? Mà nằm ở cách thức cơ quan, tổ chức đó phản ứng như thế nào sau khi bị tấn công?".

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng

"Nếu như trước đây, khi đầu tư, chúng ta thường chú trọng đầu tư cho giải pháp, thiết bị mà ít chú trọng đến con người, quy trình; thì giờ đây, con người là quan trọng nhất, sau đó đến quy trình, rồi mới đến giải pháp, thiết bị. Mỗi cơ quan, tổ chức cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý, cân đối cả 3 yếu tố này", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gợi ý cho các doanh nghiệp.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, Việt Nam cần phải làm chủ công nghệ để bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Cơ quan, tổ chức nhà nước phòng, chống tấn công mạng, ưu tiên sử dụng các sản phẩm “Make in Vietnam”. Tới đây, Bộ TT&TT sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho các doanh nghiệp tiên phong nhằm phát triển Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

Chat Messenger Chat Zalo
038 9999 553