vậy

Tại sao điện thoại Trung Quốc lại rẻ đến vậy?

Khi nghĩ đến việc mua một smartphone mới, hai cái tên xuất hiện đầu tiên trong tâm trí nhiều người là Samsung và Apple.

Hai gã khổng lồ công nghệ là những đối thủ kinh doanh lâu đời, nổi tiếng trong việc thúc đẩy đổi mới công nghệ bằng các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến của họ. Nhưng khi các thương hiệu mới của Trung Quốc tham gia vào lĩnh vực công nghệ, sự cạnh tranh đang tăng vọt hơn bao giờ hết với những thách thức, cơ hội và mối quan tâm mới xuất hiện.

Smartphone Trung Quốc rất rẻ, khiến nhiều người cảm thấy thắc mắc rằng: Làm sao họ có thể làm được điều đó? Dưới đây là sự thật đằng sau sự bùng nổ bất ngờ của các thương hiệu Trung Quốc và lý do nhiều người nên quan tâm.

Đế chế BBK Electronics

Nhiều người trong số chúng ta có thể nghe nói ít nhất về một thương hiệu trong số OnePlus, Oppo, Vivo, Realme và iQOO, đặc biệt là ở châu Á. Tất cả các thương hiệu mới nổi này đều là công ty con của BBK Electronics – một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Đông Quan do Duan Yongping thành lập. Khi tập hợp tất cả các sản phẩm thuộc công ty con của BBK, tập đoàn đa quốc gia này đã trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới vào quý 1/2021, vượt qua cả những gã khổng lồ công nghệ nổi tiếng nhất.

BBK có thể không phải là một cái tên nổi tiếng toàn cầu, nhưng các thương hiệu con của họ đang đánh dấu lãnh thổ của mình trong thế giới công nghệ. Trên thực tế, các thương hiệu con của các công ty con cũng đang trở thành các công ty độc lập hoàn toàn riêng biệt. Ví dụ, Realme là thương hiệu con trước đây của Oppo, trong khi iQOO là thương hiệu con của Vivo – đều đã trở nên độc lập. Trên lý thuyết, những công ty con này có vẻ xa cách, nhưng họ giao tiếp và cộng tác với nhau một cách chặt chẽ: chia sẻ ý tưởng, chuyên môn và chiến lược.

Nhân tài các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc

Khi nhìn vào bức tranh lớn, người dùng sẽ nhận ra thiên tài đằng sau những nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc này. Hiện nay, càng có nhiều thương hiệu con trên thị trường giao tiếp và chia sẻ nguồn lực cũng như kiến ​​thức chuyên môn với nhau thì càng dễ tránh thua lỗ. Điều này là do một thương hiệu đạt được thành công có thể khiến các thương hiệu còn lại bị thất bại.

Đây có lẽ là một trong những lý do lớn nhất dẫn đến thành công vang dội của BBK. Để hiểu cách BBK đang thay đổi ngành công nghệ, sẽ thuận tiện hơn nếu xem các thương hiệu con của họ hoạt động theo kiểu thống nhất hay như những thực thể riêng biệt. Để nhìn rõ hơn, có thời điểm tổng thị phần ba công ty con của BBK là Oppo, Vivo và Realme đạt 25%, đánh bại Samsung ở mức 22% và Apple là 17%, trong khi Xiaomi (cũng là một công ty Trung Quốc) là 14%. Ngoài ra, đừng quên thị phần của OnePlus, dù nhỏ nhưng vẫn đủ giúp BBK trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.

Nếu để ý, Xiaomi và BBK đều đi theo cùng một chiến lược khi thâm nhập thị trường: chia cắt và chinh phục. Điều tương tự cũng thấy rõ với các thương hiệu con của Xiaomi như POCO, Redmi và Black Shark do Xiaomi sở hữu một phần – tất cả đều hướng tới phục vụ một đối tượng cụ thể và một mục đích cụ thể.

Trong trường hợp các thương hiệu của BBK, Oppo và Vivo được định vị là những thương hiệu sáng tạo, tức là những thương hiệu đầu tư vào R&D và đưa ra công nghệ mới. OnePlus được định vị để cung cấp trải nghiệm smartphone cao cấp với mức giá cạnh tranh. Cuối cùng, Realme được định vị là một thương hiệu thân thiện với ngân sách cho những người mua quan tâm về giá bán.

Cách các thương hiệu Trung Quốc cạnh tranh với những gã khổng lồ công nghệ

Hầu hết các thương hiệu Trung Quốc dường như đang nhắm đến một mục tiêu rất cụ thể: bán số lượng lớn các sản phẩm đáng đồng tiền cho những người mua quan tâm đến giá thành để tạo dựng uy quyền. Trong số này, có ba yếu tố chính cần lưu ý: phục vụ khách hàng, chiến lược và thông điệp.

– Phục vụ khách hàng: người mua smartphone ngày càng thông minh hơn khi họ có các công cụ và kiến thức cần thiết để tận dụng tối đa số tiền bỏ ra, đặc biệt là thị trường châu Á siêu cạnh tranh. Đặc biệt trong số này là giá bán, vì vậy các thương hiệu Trung Quốc giảm giá để bóp nghẹt sự cạnh tranh khi họ bước vào thị trường mới.

– Chiến lược: Với dân số khổng lồ của người châu Á, các thương hiệu Trung Quốc quyết định bán thiết bị của mình với mức lợi nhuận nhỏ, nhưng số lượng lớn bán ra sẽ mang lại lợi nhuận tốt hơn. Đối với các thương hiệu ngân sách như Redmi hay Realme, thu lợi trên phần cứng không phải là mục tiêu mà thay vào đó họ kiếm lợi từ các quảng cáo tích hợp sẵn và các ứng dụng cài sẵn. Để phổ biến điện thoại của mình, họ thuê các nhân vật nổi tiếng PR thiết bị cũng như tài trợ cho các sự kiện.

– Thông điệp: một trong những lợi thế lớn nhất của việc có nhiều thương hiệu con là mỗi thương hiệu có thể sử dụng để tạo, tiếp thị và khai thác một hình ảnh thương hiệu duy nhất. Lấy OnePlus làm ví dụ. Khi mới thành lập, công ty tự định vị mình là một thương hiệu dành cho người đam mê với những khẩu hiệu hấp dẫn như Never Settle, hay Flaship Killer. Công ty đã lắng nghe phản hồi và thực hiện các thay đổi đối với các sản phẩm của mình: tất cả mang đến trải nghiệm smartphone cao cấp với mức giá tuyệt vời. Mặc dù đến nay, công ty này đã tạo ra các sản phẩm cao cấp với giá cao.

Có nên mua điện thoại thương hiệu Trung Quốc?

Thương hiệu Trung Quốc có thể không phải là lựa chọn đầu tiên của mọi người, nhưng tại một thị trường phát triển nhanh như Ấn Độ, họ đang đánh dấu lãnh thổ của mình khá nhanh chóng, nhiều đến mức họ đang loại bỏ các thương hiệu quốc tế và xóa sổ hoàn toàn sự cạnh tranh trong nước.

Vấn đề là, để sở hữu những chiếc smartphone Trung Quốc này, đặc biệt là các điện thoại bình dân, thật khó để loại bỏ phần mềm quảng cáo tích hợp sẵn và bloatware, vốn ngốn bộ nhớ và dẫn đến trải nghiệm hệ điều hành tổng thể kém hơn.

Trên hết, có một mối lo ngại ngày càng tăng trong ngành công nghệ về việc các thương hiệu Trung Quốc theo dõi người dùng của họ, như lệnh cấm Huawei năm 2019. Vì giá trị tuyệt vời mà các thương hiệu Trung Quốc đang cung cấp, đây là điều đáng xem xét nếu người dùng đang nghĩ đến việc mua hàng của họ.

Chat Messenger Chat Zalo
038 9999 553