phục

Những con số ấn tượng mà Xiaomi đạt được khiến các đối thủ nể phục

Theo báo cáo tài chính hàng năm của Xiaomi, công ty Trung Quốc đã có một năm 2021 với tăng trưởng kỷ lục.

Năm nay, doanh thu của công ty có trụ sở tại Bắc Kinh này đã tăng 33,5% và lợi nhuận ròng tăng đáng kinh ngạc 69,5% so với năm trước đó. Thị trường smartphone của Xiaomi hoạt động tốt, với 190,3 triệu chiếc được xuất xưởng trên toàn thế giới, tăng 30% so với năm 2020. 24 triệu chiếc trong số đó thuộc nhóm cao cấp, tăng 160% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng thu nhập từ việc bán smartphone trong năm 2021 của Xiaomi là 208,9 tỷ nhân dân tệ, tương đương mức tăng trưởng 37,2%. Một trong những nguyên nhân giúp Xiaomi đạt được điều này chính là doanh số ấn tượng mà dòng Redmi Note 11 đạt được.

Dấu ấn trên toàn thế giới của Xiaomi tiếp tục phát triển. Theo báo cáo tài chính, thị trường nước ngoài chiếm 163,6 tỷ nhân dân tệ, tăng 33,7% về giá trị so với năm 2020.

Trong số 62 quốc gia trên toàn cầu, Xiaomi nằm trong top 5 nhà sản xuất smartphone hàng đầu và 14 trong số đó, Xiaomi là thương hiệu smartphone bán chạy nhất.

Cũng trong thống kê tài chính mới nhất của công ty cho thấy, doanh thu hàng năm từ các thiết bị thông minh khác của Xiaomi đã tăng hơn 26% để đạt 85 tỷ nhân dân tệ vào năm 2021. Máy điều hòa không khí, tủ lạnh và máy giặt tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vào năm 2021, có 509 triệu người dùng MIUI hoạt động hàng tháng, tăng 28,4% so với năm 2020. Lĩnh vực này mang đến mức doanh thu tăng 42,3% khi đạt 18,1 tỷ nhân dân tệ nhờ quảng cáo trong giao diện người dùng.

Điều hòa không mát hoặc không lạnh: Đây là cách khắc phục

Điều hòa không mát khiến mọi người khó chịu trong những ngày nắng nóng. Để khắc phục nhanh chóng, người dùng có thể xem nguyên nhân.

Đặt sai chế độ làm mát

– Nguyên nhân: Do bật sai các nút chức năng khác như nút sưởi, quạt.

– Cách khắc phục: Chọn lại chức năng làm mát. Các ký hiệu trên điều khiển từ xa dành cho điều hòa phổ biến gồm hình bông tuyết (mát mẻ), hình giọt nước (khô), hình mặt trời (sưởi) và chế độ tự động.

Lắp đặt điều hòa sai vị trí

– Nguyên nhân: Có thể do lắp dàn lạnh đối diện hướng gió; hoặc lắp cục nóng ở góc tường.

– Cách khắc phục: Khi lắp đặt điều hòa người dùng nên cung cấp cho bộ phận lắp đặt một số thông tin về căn phòng để họ chọn nơi lắp phù hợp. Người dùng có thể thay đổi vị trí điều hòa hiện tại nếu nó được đặt ở vị trí không phù hợp.

Bộ lọc dàn nóng và dàn lạnh bị bẩn

– Nguyên nhân: Do không vệ sinh bộ lọc thường xuyên, đặc biệt khi sử dụng ở nơi có nhiều khói, bụi hơn môi trường bình thường.

– Cách khắc phục: Người dùng có thể tháo máy và vệ sinh đúng cách. Nếu không có chuyên môn hãy gọi thợ đến vệ sinh lưới lọc và các bộ phận khác của điều hòa theo định kỳ (3 tháng/lần).

Điều hòa bị chảy nước

– Nguyên nhân: Thường xảy ra khi đường ống nước không đủ dốc. Nước bị tắc lâu ngày hình thành rong rêu cản trở việc thoát hơi lạnh ra bên ngoài.

– Cách khắc phục: Trong trường hợp này người dùng tốt nhất nên liên hệ ngay với trung tâm bảo dưỡng để được vệ sinh, thay thế, lắp đặt lại vị trí của ống thoát nước.

Quá tải điện

– Nguyên nhân: Sử dụng thường xuyên, liên tục trong thời tiết nắng nóng.

– Cách khắc phục: Mua thêm ổn áp để đảm bảo hoạt động của điều hòa được liên tục, không bị gián đoạn.

Công suất không đủ

– Nguyên nhân: Nhiệt độ phòng, vật liệu xây dựng, diện tích phòng, số lượng người sử dụng yêu cầu điều hòa công suất lớn hơn so với những gì mà điều hòa mang lại.

– Cách khắc phục: Trước khi mua điều hòa, người dùng nên tìm hiểu công suất phù hợp với không gian và điều kiện sử dụng của phòng. Nếu phòng dưới 15m2, hãy chọn loại công suất 9000 BTU, trong khi 15-20m2 thì chọn loại 12.000 BTU, 20-30m2 chọn loại 18.000 BTU và từ 30-40m2 hãy chọn loại 24.000 BTU.

Điều hòa bị thiếu hoặc hết gas

– Nguyên nhân: Khi điều hòa bị thiếu gas người dùng sẽ thường thấy hiện tượng đóng tuyết trên van ống nhỏ của dàn lạnh, các dòng điều hòa đời mới thường tự ngắt sau 10 phút -15 phút và báo lỗi. Điều này có thể do lắp đặt đường ống gas không đảm bảo tiêu chuẩn dẫn đến rò rỉ, hoặc sử dụng lâu ngày nên hết gas.

– Cách khắc phục: Người dùng nên gọi trung tâm bảo dưỡng để thay gas mới và kiểm tra đường ống dẫn gas của điều hòa xem có bị rò rỉ không.

Quạt dàn lạnh bị hỏng

– Nguyên nhân: Điều này có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như lâu ngày sử dụng các bó cơ không có độ đàn hồi, thiếu chất bôi trơn khiến quạt dàn lạnh không quay; hỏng tụ hoặc đứt dây nguồn, mối nối; mạch động cơ quạt bị ngắt hoặc vỏ máy bị chạm; bo mạch bị hỏng khiến chân điều khiển tắt mở quạt dàn lạnh không vào nguồn; mô tơ quạt dàn lạnh bị ngắt; quạt dàn lạnh bị chạm vỏ; động cơ bị cháy hoặc đứt dây mạch trong động cơ.

– Cách khắc phục: Vì quạt dàn lạnh là bộ phận bên trong điều hòa nên khá khó khăn trong quá trình tháo lắp, vì vậy tốt nhất hãy nhờ đến sự hỗ trợ của đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề sửa chữa.

Lốc điều hòa (máy nén điều hòa) không chạy

– Nguyên nhân: Đối với lốc điều hòa không chạy, điều này có thể bắt nguồn từ máy nén không có nguồn do bo mạch bị hở mạch hoặc công tắc tơ đóng không chặt; do máy nhiệt bảo vệ máy nén bị hỏng tụ, hư quạt dàn nóng, động cơ máy nén hoạt động kém; hoặc cuộn dây động cơ chữa cháy bên trong.

– Cách khắc phục: Với những trường hợp này cần gọi thợ đến bảo dưỡng, sửa chữa vì đây là trường hợp phức tạp. Người dùng tránh tháo lắp và sửa chữa nếu không có chuyên môn vì sẽ ảnh hưởng đến thiết bị.

Điều hòa không chạy

– Nguyên nhân: Có một số nguyên nhân khiến điều hòa không chạy như đứt dây nguồn từ cục lạnh sang cục nóng (vì quá tải, đứt dây nguồn, thời gian sử dụng lâu, chuột cắn dây nguồn,…); hoặc hư bo mạch mặt lạnh hay cục nóng.

– Cách khắc phục: Để khắc phục, người dùng có thể sử dụng đồng hồ hoặc bút thử điện để kiểm tra nguồn điện có bị ngắt không, nếu có thì gọi thợ sửa chữa có chuyên môn đến khắc phục. Nếu không phải do đứt dây, có khả năng cao là do bảng lạnh hoặc bảng nóng – những trường hợp mà người dùng cần gọi thợ sửa chữa có chuyên môn để khắc phục.

Hỏng tụ điện, bảng mạch

– Nguyên nhân: Có thể do điều hòa hoạt động quá tải hoặc duy trì ở nhiệt độ quá thấp (dưới 20 độ C) liên tục trong thời gian quá dài.

– Cách khắc phục: Khi sử dụng người dùng nên duy trì ở nhiệt độ không quá thấp (25 – 27 độ C) để tránh xảy ra hiện tượng như trên. Trong trường hợp gặp sự cố hãy liên hệ ngay với trung tâm bảo hành để được sửa chữa hoặc thay thế bảng mạch. Để tránh sự cố xảy ra trong tương lai, hãy thường xuyên gọi kỹ thuật viên đến bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa định kỳ hoặc vệ sinh tại nhà nhưng đảm bảo an toàn và kỹ thuật cơ bản.

Khai trương hệ thống Chia sẻ và Giám sát ATTT phục vụ Chính phủ điện tử

Đã có 31 bộ, ngành, địa phương kết nối kỹ thuật thành công với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia.

Trong khuôn khổ Ngày An toàn thông tin Việt Nam diễn ra vào 29/11/2019, Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) đã khai trương hệ thống Chia sẻ và Giám sát An toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn nút khai trương hệ thống. Hệ thống được các thành viên trong Liên minh Xử lý mã độc và phòng chống tấn công mạng gồm Viettel, VNPT, CMC, FPT và BKAV cùng phối hợp xây dựng.

Hệ thống này sẽ giúp giám sát, phân tích thông tin, từ đó chia sẻ và đưa ra cảnh báo sớm cho các bộ, ngành, địa phương nhằm bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho Chính phủ điện tử. Đến nay có 31 bộ, ngành, địa phương đã kết nối kỹ thuật thành công với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Sau thời gian thử nghiệm 6 tháng, khi chính thức được đi vào hoạt động, hệ thống Chia sẻ và Giám sát An toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử sẽ tiếp tục triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc.

Khai trương hệ thống Chia sẻ và Giám sát ATTT phục vụ Chính phủ điện tử

Hệ thống Chia sẻ và Giám sát An toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử. (Ảnh: Cục An toàn thông tin)

Bộ TT&TT cũng đang tập trung thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam. Các giải pháp, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được kết nối và chia sẻ với hệ thống Chia sẻ và Giám sát an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (SoC Quốc gia) thuộc Cục An toàn thông tin. Đây sẽ là nền tảng phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: “Không gian mạng là tương lai thịnh vượng của chúng ta. Bảo đảm an toàn, an ninh không gian mạng đồng nghĩa với xây đắp cho tương lai, giúp đất nước thịnh vượng hơn. An toàn, an ninh mạng là điều kiện cơ bản, yếu tố sống còn để công cuộc chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số”.

Các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử sẽ luôn là mục tiêu chính của các tin tặc nhằm phá hoại, thu thập, lấy cắp thông tin. Do đó, hệ thống Chia sẻ và Giám sát an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử sẽ giúp các bộ, ngành, địa phương có thể chủ động phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ mất an toàn, an ninh mạng phục vụ Chính phủ điện tử.

Nguồn: Sưu tầm

Chat Messenger Chat Zalo
038 9999 553