vụ

2 smartphone có “vũ khí“ cực độc mà iPhone đến nay chưa từng có được

Ngoài những ưu điểm vượt trội của một chiếc flagship như thiết kế đẹp, cấu hình mạnh mẽ và camera tuyệt vời thì bộ đôi smartphone này còn có một điểm độc đáo nổi trội khi so sánh với iPhone.

Màn hình

Galaxy S21 Ultra có màn hình Dynamic AMOLED 2X Infinity-O 6.8 inch với độ phân giải 3,200 x 1,440 pixel, hỗ trợ HDR10+ và tốc độ làm mới thích ứng 10-120Hz.

Màn hình Galaxy Note 20 Ultra có các tính năng tượng tự với tấm nền Dynamic AMOLED 2X Infinity-O 6.9 inch với độ phân giải Quad-HD+, HDR10+ và tần số quét 120Hz.

Trên thực tế thì hai tấm nền màn hình này không giống nhau. Cụ thể, màn hình Note 20 Ultra sẽ cong và có độ sáng cao hơn 100 nits (1,600 nits và 1,500 nits) so với Galaxy S21 Ultra.

Đổi lại, màn hình trên chiếc flagship Galaxy S mới nhất hỗ trợ tốc độ làm mới 120Hz ở độ phân giải Quad-HD+. Đây là một cải tiến khá quan trọng so với các flagship trước đây của Samsung.

Máy ảnh

Cảm biến chính 108MP trên S21 Ultra thực sự tốt hơn so với Note 20 Ultra. Nó có OIS, lấy nét tự động theo pha được cải tiến và mô-đun lấy nét tự động bằng laser và khẩu độ f/1.8. Camera này còn được kết hợp với ống kính góc siêu rộng 12MP, f/2.2 với tính năng tự động lấy nét Dual Pixel.

Galaxy S21 Ultra đã từ bỏ cấu hình ống kính tiềm vọng 12MP duy nhất để chuyển sang sử dụng hai camera tele 10MP. Một trong số chúng có khẩu độ f/2.4 và hỗ trợ zoom quang 3x và camera còn lại có khẩu độ f/4.8, OIS và zoom quang 10x cho kết hợp Space Zoom 100x.

Máy ảnh selfie trên chiếc Galaxy S mới cũng tốt hơn. Nó có độ phân giải 40MP, hỗ trợ tự động lấy nét theo pha, khẩu độ f/2.2. Trong khi đó, Galaxy Note 20 Ultra chỉ có camera selfie 10MP.

Thông số kỹ thuật

Galaxy S21 Ultra trang bị chipset Exynos 2100 mới, được Samsung giới thiệu là có hiệu năng CPU cao hơn 20%, GPU tăng 35% và NPU tăng gấp đôi khả năng xử lý so với chip Exynos 990 có trong Galaxy Note 20 Ultra.

Ngoài ra, model mới hơn còn đi kèm các phiên bản cấu hình là RAM 12GB + ROM 128GB/256GB và RAM 16GB + ROM 512GB. Đáng tiếc là Samsung đã loại bỏ khe cắm thẻ nhớ mở rộng microSD trên chiếc flagship mới nhất của mình.

Chưa hết, Galaxy S21 Ultra còn sử dụng máy quét vân tay siêu âm thế hệ mới nhất của Qualcomm, vừa cho diện tích hoạt động lớn hơn, và mang tới khả năng nhận diện nhanh hơn, đồng thời giới thiệu khả năng tương thích Wi-Fi 6E.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Galaxy S21 Ultra có pin 5,000mAh lớn hơn một chút so với pin 4,500 mAh của Note 20 Ultra.

Bút S Pen

Cụ thể, bút S Pen của S21 Ultra đang được bán dưới dạng phụ kiện tùy chọn, cho thấy nó có cũng được, mà không có cũng không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm của người dùng.

Được biết, để bút S Pen luôn được mang theo bên chiếc S21 Ultra thì người dùng cần mua thêm ốp lưng silicon hoặc led cover có khe chứa bút. Ngoài ra, nó cũng không hỗ trợ tính năng Air Actions.

Samsung cho biết, bút S Pen từ dòng Galaxy Note và Galaxy Tab có thể tương thích với Galaxy S21 Ultra. Nhưng không rõ liệu con quay hồi chuyển bên trong và tính năng Air Actions có hoạt động trên điện thoại này hay không.

Ngoài ra, một vấn đề khác là người dùng không thể sạc pin cho bút S Pen bằng Galaxy S21 Ultra.

Tạm kết

Nhìn chung, Galaxy S21 Ultra hứa hẹn mang lại trải nghiệm tổng thể tốt hơn cho người dùng nhờ một số nâng cấp đáng kể như hiệu năng tốt hơn, pin lớn và thiết lập camera được cải thiện.

Tuy nhiên, một lợi thế rõ ràng mà Galaxy Note 20 Ultra có được so với S21 Ultra là trải nghiệm S Pen tốt hơn. Ngoài ra, chiếc flagship mới nhất thuộc dòng Galaxy Note còn có khe cắm thẻ nhớ microSD và đó là một tính năng khá quan trọng đối với phần lớn người dùng.

Hiện nay, Galaxy S21 Ultra có giá bán chính hãng 25,99 triệu đồng cho phiên bản dung lượng bộ nhớ 128Gb và 28,99 triệu đồng cho bản 256Gb.

Note 20 Ultra có giá chính hãng 19,99 triệu đồng với 3 màu đồng, trắng và đen.

Khai trương hệ thống Chia sẻ và Giám sát ATTT phục vụ Chính phủ điện tử

Đã có 31 bộ, ngành, địa phương kết nối kỹ thuật thành công với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia.

Trong khuôn khổ Ngày An toàn thông tin Việt Nam diễn ra vào 29/11/2019, Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) đã khai trương hệ thống Chia sẻ và Giám sát An toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn nút khai trương hệ thống. Hệ thống được các thành viên trong Liên minh Xử lý mã độc và phòng chống tấn công mạng gồm Viettel, VNPT, CMC, FPT và BKAV cùng phối hợp xây dựng.

Hệ thống này sẽ giúp giám sát, phân tích thông tin, từ đó chia sẻ và đưa ra cảnh báo sớm cho các bộ, ngành, địa phương nhằm bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho Chính phủ điện tử. Đến nay có 31 bộ, ngành, địa phương đã kết nối kỹ thuật thành công với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Sau thời gian thử nghiệm 6 tháng, khi chính thức được đi vào hoạt động, hệ thống Chia sẻ và Giám sát An toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử sẽ tiếp tục triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc.

Khai trương hệ thống Chia sẻ và Giám sát ATTT phục vụ Chính phủ điện tử

Hệ thống Chia sẻ và Giám sát An toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử. (Ảnh: Cục An toàn thông tin)

Bộ TT&TT cũng đang tập trung thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam. Các giải pháp, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được kết nối và chia sẻ với hệ thống Chia sẻ và Giám sát an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (SoC Quốc gia) thuộc Cục An toàn thông tin. Đây sẽ là nền tảng phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: “Không gian mạng là tương lai thịnh vượng của chúng ta. Bảo đảm an toàn, an ninh không gian mạng đồng nghĩa với xây đắp cho tương lai, giúp đất nước thịnh vượng hơn. An toàn, an ninh mạng là điều kiện cơ bản, yếu tố sống còn để công cuộc chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số”.

Các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử sẽ luôn là mục tiêu chính của các tin tặc nhằm phá hoại, thu thập, lấy cắp thông tin. Do đó, hệ thống Chia sẻ và Giám sát an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử sẽ giúp các bộ, ngành, địa phương có thể chủ động phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ mất an toàn, an ninh mạng phục vụ Chính phủ điện tử.

Nguồn: Sưu tầm